Văn Bản Con Vẹt Nghèo: Phê Phán Thói Sao Chép Và Ca Ngợi Sự Sáng Tạo

Câu 1: Văn Bản Con Vẹt Nghèo thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Truyện thần

=> Chọn B. Truyện đồng thoại.

Giải thích: Vì văn bản Con Vẹt Nghèo viết cho trẻ em và nhân hóa các con vật một cách sinh động.

Câu 2: Văn bản được kể bằng lời của ai?

A. Lời của chú Vẹt

B. Lời của người kể chuyện

C. Lời của chú Ếch

D. Lời của chim Khuyên

=> Chọn B. Lời của người kể chuyện.

Giải thích: Văn bản sử dụng ngôi kể thứ 3, không dùng ngôi kể thứ nhất.

Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau: “Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.”

A. Đến nơi

B. Đoạt giải

C. Lăng xăng

D. Chỗ nọ

=> Chọn C. Lăng xăng.

Giải thích: Từ “lăng xăng” là từ láy vần “ăng”.

Câu 4: Vì sao Vẹt không nghĩ ra tiếng nói của riêng mình?

A. Vẹt luôn chủ quan, kiêu ngạo

B. Vẹt thường bắt chước tiếng hót của muôn loài

C. Vẹt luôn cho mình là đúng

D. Vì Vẹt có tính chủ quan, kiêu ngạo, không chú tâm học hỏi

=> Chọn B. Vẹt thường bắt chước tiếng hót của muôn loài.

Giải thích: Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với chủ đề truyện Con Vẹt Nghèo?

A. Ca ngợi tính cách tự tin, tự lập trong cuộc sống

B. Giải thích các tiếng kêu đặc trưng riêng biệt của loài vật

C. Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo

D. Khẳng định tài năng bắt chước các giọng hót khác nhau của chú Vẹt.

=> Chọn C. Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo.

Giải thích: Văn bản trên đã mang đến bài học cho ta: Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo. Và đó cũng là chủ đề của văn bản Con Vẹt Nghèo.

Câu 6: Sắp xếp sự thay đổi về cảm xúc của con Vẹt theo trình tự thời gian thích hợp:

A. Vẹt hoảng hốt vì không nghĩ ra tiếng hót của mình

B. Vẹt ngượng nghịu vì nghèo tiếng hót

C. Vẹt háo hức, huênh hoang về giọng hót của mình và tự tin như sắp đoạt giải

D. Vẹt nhấp nhổm không dám thi và rồi bắt chước tiếng hót của muôn loài.

1…D…… => 2….C…….. => 3….A…….=> 4…..B…….

Câu 7: Văn bản Con Vẹt Nghèo giúp em liên tưởng đến câu thành ngữ nào sau đây?

A. Ếch ngồi đáy giếng

B. Thuộc như cháo

C. Hót như khướu

D. Học tài thi phận

=> Chọn A. Ếch ngồi đáy giếng.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Văn bản Con Vẹt Nghèo sử dụng biện pháp tu từ chính là (1)…NHÂN HÓA… để hình ảnh các con vật có những hành động, lời nói như con người. Từ đó văn bản trở nên (2)….SINH ĐỘNG…., gần gũi với đối tượng trẻ em hơn, bộc lộ được ý nghĩa mà văn bản hướng tới.

Câu 9: Em có đồng tình với hành động “bắt chước” của Vẹt hay không? Vì sao?

Em không đồng tình với hành động “bắt chước” của Vẹt. Bởi mỗi loài chim sẽ có những tiếng hót khác nhau. Thế nhưng, chỉ vì “bắt chước” những tiếng hót của loài chim khác mà Vẹt đã quên đi tiếng hót của bản thân. Điều này thật đáng phê phán!

Câu 10: Bài học trong cuộc sống mà em rút ra từ văn bản Con Vẹt Nghèo là gì?

Qua văn bản “Con Vẹt Nghèo”, em đã có cho mình những bài học, thông điệp quý giá.

Trong cuộc sống, ai cũng phải có tiếng nói riêng của bản thân, ta không nên bắt chước và làm bản sao cho người khác. Điều đó sẽ làm mất đi vẻ đẹp riêng của mình, làm mất đi tiếng nói, chúng ta cần phải sống với chính mình, đừng để học theo người khác rồi chẳng là gì mà làm bản sao của họ. Chúng ta cần phải tự hào, hãnh diện với những vẻ đẹp riêng biệt mà chỉ mình chúng ta có. Ngoài ra, em cũng học được rằng chúng ta cần tôn trọng những tiếng nói, vẻ đẹp riêng của người khác. Và đừng tự tin quá mức với những gì mình đang có, mà hãy luôn học hỏi, cố gắng để trưởng thành hơn.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *