Dữ Dội và Dịu Êm, Ồn Ào và Lặng Lẽ: Sóng Không Hiểu Nổi Mình, Sóng Tìm Ra Tận Bể

Xuân Quỳnh, một trong những giọng thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những vần thơ chân thành, đằm thắm và da diết khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Thơ của bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm, giàu trắc ẩn. Bài thơ “Sóng”, được sáng tác năm 1967 trong một chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một tác phẩm đặc sắc viết về tình yêu, mang đậm phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” và đoạn trích sau đây thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu.

Trong hai khổ thơ đầu, hình tượng sóng được Xuân Quỳnh sử dụng để diễn tả những cung bậc cảm xúc phức tạp, những khát khao cháy bỏng của tình yêu.

Hai câu thơ đầu tiên tạo ra một tiểu đối độc đáo, diễn tả những biến thái phức tạp của sóng, đồng thời cũng là tâm trạng của nhân vật “em”. Bốn tính từ “dữ dội,” “dịu êm,” “ồn ào,” “lặng lẽ” được sử dụng một cách tinh tế, thể hiện những trạng thái đối lập trong cảm xúc. Cách ngắt nhịp 2/3 cùng với sự luân phiên giữa các thanh bằng trắc càng nhấn mạnh sự đối cực này.

Điều đặc biệt là việc sử dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy không hề mâu thuẫn mà song song tồn tại, đan xen, vận động và chuyển hóa lẫn nhau. Đây chính là sự tinh tế trong việc khắc họa những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.

Hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự chủ động của người con gái trong tình yêu. Nàng dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới một không gian rộng lớn, cao cả hơn:

Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Đây thực sự là một sự táo bạo, một khát vọng lớn lao muốn vượt qua những giới hạn để tìm đến bến bờ của tình yêu đích thực.

Sang khổ thơ thứ hai, hình ảnh những con sóng được ví như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi, còn khát vọng tình yêu được ví như những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Các cụm từ “ngày xưa,” “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự bất diệt của tình yêu.

“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Ở khổ thơ thứ ba và thứ tư, hình tượng sóng tiếp tục được khai thác để diễn tả sự bí ẩn không thể lý giải của tình yêu – một quy luật tự nhiên của trái tim.

Hình tượng “sóng” không chỉ đơn thuần là những con sóng ngoài biển khơi mà còn là biểu tượng cho bản chất của tình yêu – sự bí ẩn, khó nắm bắt và không thể lý giải được bằng lý trí.

Trước muôn trùng sóng bể
…..
Khi nào ta yêu nhau

Sự đối lập giữa “em” và muôn trùng sóng bể là sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn của cá nhân với cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ. Từ đó, làm trỗi dậy những suy tư, trăn trở về tình yêu và cuộc đời.

Hai tiếng “em nghĩ” được lặp lại như một sự khám phá, tìm tòi không ngừng nghỉ.

Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” -> Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”

Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” -> Trả lời “Em cũng không biết nữa”

Hai câu hỏi đan cài vào nhau, hòa quyện vào làm một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió, nhưng lại không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng, bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó, ở sự bí ẩn và bất ngờ mà nó mang lại.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt sóng biển, sóng lòng bồi hồi da diết. Hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng một cách tài hoa, góp phần thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế những cung bậc cảm xúc phức tạp của tình yêu.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *