Ý Nghĩa Của Sự Tự Chủ Của Con Người Trong Cuộc Sống

Trong cuộc sống, chúng ta trải qua nhiều giai đoạn chuyển giao quan trọng, không chỉ về tính cách hay nghề nghiệp, mà còn là về những giá trị, mối quan tâm cá nhân và mục tiêu. Việc nhận ra những thay đổi này, dù tốt đẹp, đôi khi lại khiến ta mất phương hướng. Không ai có thể chuẩn bị cho chúng ta cảm giác khi trở thành một con người mới, khác biệt với những gì người khác mong đợi.

Trước khi đi sâu vào những trải nghiệm mang tính khủng hoảng, hãy cùng nhau nhìn lại cuộc đời qua những nấc thang chuyển giao và khám phá bức tranh toàn cảnh về sự tự chủ.

Giai Đoạn Một: Bắt Chước

Chúng ta sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Từ những kỹ năng cơ bản như đi lại, nói năng, ăn uống, đến những kỹ năng xã hội và cách ứng xử phù hợp với văn hóa, tất cả đều được học hỏi thông qua việc quan sát và bắt chước.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp chúng ta hòa nhập vào xã hội và trở thành một cá nhân tự chủ, độc lập. Người lớn và cộng đồng xung quanh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta phát triển khả năng tự ra quyết định và hành động.

Tuy nhiên, một số người lớn lại trừng phạt sự độc lập của trẻ, không ủng hộ những quyết định của chúng, khiến chúng ta không thể xác lập quyền tự trị. Chúng ta bị mắc kẹt ở giai đoạn bắt chước, luôn cố gắng làm vừa lòng người khác để tránh bị phán xét.

Đối với một người phát triển bình thường, giai đoạn này thường kết thúc vào cuối tuổi vị thành niên. Nhưng với một số người, nó kéo dài đến tận tuổi trưởng thành, thậm chí đến tận khi họ nhận ra mình chưa bao giờ thực sự là chính mình.

Giai đoạn bắt chước là giai đoạn tìm kiếm sự cho phép và xác nhận, thiếu vắng những ý nghĩ độc lập và giá trị cá nhân. Chúng ta cần nhận thức rõ những tiêu chuẩn và kỳ vọng của mọi người xung quanh, nhưng cũng cần đủ mạnh mẽ để hành động theo ý mình khi cần thiết, xây dựng khả năng tự hành động độc lập.

Giai Đoạn Hai: Khám Phá Bản Thân

Nếu giai đoạn một là học cách hòa nhập, thì giai đoạn hai là học cách trở nên khác biệt. Giai đoạn này đòi hỏi chúng ta phải tự ra quyết định, thử nghiệm, hiểu rõ bản thân và tạo ra sự khác biệt.

Giai đoạn này bao gồm những thử nghiệm, sai lầm và thí nghiệm thực tế. Chúng ta thử sống ở những nơi khác nhau, kết bạn mới, tiếp thu những điều mới mẻ và đối mặt với những thách thức mới.

Giai đoạn này là giai đoạn khám phá bản thân, thử nghiệm những điều có thể. Một số thử nghiệm mang lại kết quả tốt đẹp, số khác thì không. Mục tiêu là tìm ra những lĩnh vực mà chúng ta giỏi và tìm cách gắn bó với chúng.

Giai đoạn này thường kéo dài đến khi chúng ta chạm ngưỡng của bản thân. Việc khám phá các giới hạn của chính mình là một việc làm tốt và lành mạnh. Chúng ta cần biết rõ những lĩnh vực mình kém cỏi, dù cố gắng đến đâu đi nữa.

Việc biết những lĩnh vực mình kém cỏi không phải là điều dễ chịu, nhưng rất quan trọng. Chúng ta cần biết mình “ngu” cỡ nào ở những lĩnh vực gì, và biết điều này càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, có những thứ ban đầu ta thấy thú vị, nhưng dần mất đi sự hấp dẫn. Chúng ta sẽ nhận ra thời gian mình có trên hành tinh này là hữu hạn, và cần dùng nó vào những việc có ý nghĩa nhất với mình. Không phải vì ta có thể làm một số việc, mà ta phải làm những việc đó.

Có những người không bao giờ cho phép bản thân thấy mình có bất kỳ giới hạn nào, từ chối thú nhận thất bại hoặc tự lừa dối bản thân. Những người này thường bị mắc kẹt ở giai đoạn khám phá bản thân.

Sẽ đến lúc chúng ta phải thú nhận với chính mình những điều không thể tránh khỏi: cuộc sống này ngắn ngủi, mọi giấc mơ sẽ không thành hiện thực. Do đó, chúng ta phải thận trọng chọn ra những lĩnh vực mình có khả năng nhất và theo đuổi chúng.

Đối với những cá nhân lành mạnh, giai đoạn khám phá bản thân thường kéo dài từ giữa hoặc cuối tuổi vị thành niên đến giữa tuổi 20 hay 30. Những người vẫn còn mê mải ở giai đoạn này qua giới hạn tuổi trên có thể được coi là mắc “Hội chứng Peter Pan”, cứ mãi ở tuổi vị thành niên và mãi khám phá bản thân, nhưng chẳng tìm thấy gì.

Giai Đoạn Ba: Cam Kết

Khi bạn cán qua các giới hạn của bản thân, hiểu ra những gì mình không giỏi, hoặc phát hiện ra mình đang chán dần một số hoạt động, bạn sẽ tìm cách ở lại với những thứ thực sự quan trọng và những lĩnh vực bạn làm không đến nỗi quá tệ. Đây là lúc bạn để lại dấu ấn cho thế giới.

Giai đoạn cam kết là thời gian tuyệt vời nhất của mỗi đời người. Bạn có gấp đôi thời gian cho những gì bạn làm tốt nhất và những gì là cần thiết nhất với bạn. Bạn tối đa các mối quan hệ quan trọng với đời mình, gắn bó với mục tiêu duy nhất mình mong muốn theo đuổi.

Giai đoạn này là thời gian bạn tối đa hóa những tiềm năng của bản thân trong cuộc đời mình. Đây là thời gian bạn xây dựng di sản của bản thân. Bạn sẽ để lại gì cho thế giới sau khi ra đi? Mọi người sẽ nhớ đến bạn vì những điều gì?

Giai đoạn cam kết thường kết thúc khi bạn cảm thấy không còn nhiều thành tựu có thể đạt được nữa, và bạn đã già và mệt mỏi, muốn ngồi nhà nhấp trà và đánh cờ cả ngày.

Với một cá nhân “bình thường”, giai đoạn cam kết thường kéo dài từ giữa tuổi 30 đến tuổi về hưu.

Những người bị mắc kẹt ở giai đoạn này thường là những người không biết làm cách nào thoát khỏi những tham vọng cá nhân, hoặc thường xuyên mơ có nhiều hơn nữa. Việc không thể chấp nhận mình không còn quyền lực hay sự ảnh hưởng khiến họ không cảm thấy tác động của tuổi già, và họ thường lưu giữ khả năng lèo lái đến tuổi 70s hay 80s.

Giai Đoạn Bốn: Di Sản

Những người bước vào giai đoạn này đã dành khoảng nửa thế kỷ đầu tư bản thân vào những điều họ tin là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã tạo ra những thành tựu, làm việc chăm chỉ, đạt được những thứ họ có, và có thể đã tạo ra một gia đình, một quỹ nhân đạo, hay một hay hai cuộc cách mạng chính trị hay văn hóa. Và bây giờ họ thấy là đủ. Họ đã đến tuổi mà năng lượng cũng như mọi điều kiện hiện sinh không còn cho phép họ theo đuổi các mục tiêu xa hơn nữa.

Mục tiêu của giai đoạn này không phải là tạo ra di sản, mà đơn giản là đảm bảo rằng di sản của mình sẽ tồn tại sau khi mình chết.

Di sản của mỗi cá nhân có khi đơn giản là hỗ trợ hay tư vấn cho con cái (chưa trưởng thành), và sống để hỗ trợ chúng. Cũng có thể là chuyển giao các dự án và công việc của mình tới những người được bảo trợ hay những người sẽ tiếp nhận nó. Một số người thì trở nên chủ động hơn trên phương diện chính trị nhằm duy trì các giá trị trong một xã hội mà họ thấy không còn nhận ra nó nữa.

Giai đoạn này quan trọng về mặt tâm lý, bởi vì nó giúp cho thực tế về việc con người sẽ chết đi thấy dễ tiếp nhận hơn. Là con người, chúng ta có nhu cầu sâu thẳm cần cảm thấy cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa. Ý nghĩa của cuộc sống chính là thứ chúng ta không ngừng tìm kiếm, và đó chính là tấm khiên tâm lý bảo vệ chúng ta khỏi thực tế phũ phàng rằng một ngày nào đó ta sẽ chết.

Ý Nghĩa Của Sự Tự Chủ Trong Các Giai Đoạn

Chủ động trải nghiệm qua mỗi giai đoạn của cuộc đời giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống và hạnh phúc của mình tốt hơn.

Ở giai đoạn một, một cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào hành động và sự cho phép của những người khác để cảm thấy hạnh phúc. Đây là một thực tế kinh khủng, bởi vì “người khác” là rất khó đoán biết và không đáng tin cậy.

Ở giai đoạn hai, một cá nhân sẽ chủ yếu dựa vào chính mình, nhưng họ vẫn phần nào đó dựa vào những thành công sờ mó được để cảm thấy hạnh phúc – ví dụ kiến ra tiền, đạt giải thưởng, chiến thắng gì đó, chinh phục gì đó, v..v. Những người thiên về hạnh phúc sờ mó được này có vẻ kiểm soát bản thân tốt hơn những người khác, nhưng hầu hết ở giai đoạn này khó đoán biết một cá nhân sẽ như thế nào về lâu về dài.

Giai đoạn ba dựa vào một số các mối quan hệ và nỗ lực chứng minh cho sức chịu đựng của con người và những thành tựu tích lũy được trong suốt giai đoạn hai. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy vững vàng hơn. Và cuối cùng, giai đoạn bốn đòi hỏi chúng ta nắm giữ những thứ chúng đã đạt được càng lâu càng tốt.

Qua từng giai đoạn, hạnh phúc dần trở nên phụ thuộc mạnh hơn vào nội lực bên trong, những giá trị kiểm soát bản thân, và ít dần sự phục thuộc vào những yếu tố bên ngoài dễ thay đổi.

Xung Đột Chuyển Giao Giữa Các Giai Đoạn

Các giai đoạn sau không thay thế hoàn toàn các giai đoạn trước, chúng chỉ giao thoa với nhau. Những người ở giai đoạn hai vẫn quan tâm đến việc nhận được sự phê duyệt của xã hội. Những người ở giai đoạn ba vẫn quan tâm thử nghiệm thêm các giới hạn của bản thân. Có điều họ sẽ quan tâm hơn đến các cam kết mà họ đã đặt ra.

Mỗi giai đoạn thể hiện một sự xáo trộn thứ tự ưu tiên trong cuộc sống mỗi người. Do đó, tại thời gian chuyển giao giữa các giai đoạn trong cuộc đời của một cá nhân, cá nhân đó thường phải trải qua sự mất mát về tình cảm, như mất bạn hay mối quan hệ.

Nói chung, con người có xu hướng giao lưu với nhóm người thuộc giai đoạn của mình. Người ở giai đoạn một sẽ phán xét những người khác về khả năng đạt được sự cho phép của xã hội. Người ở giai đoạn hai sẽ phán xét người khác về khả năng vượt qua các biên giới của bản thân và thử những thứ mới. Người ở giai đoạn ba sẽ phán xét người khác dựa trên các cam kết họ tham gia và những thành tựu đạt được. Người ở giai đoạn bốn phán xét người khác dựa trên khả năng chịu đựng để lưu giữ những thứ họ chọn để sống vì chúng.

Ý Nghĩa Của Khủng Hoảng Tâm Lý

Những điểm mốc thời gian chuyển giao các giai đoạn cuộc đời thường xảy đến khi một cá nhân trải qua một điểm mốc khủng hoảng tâm lý hay một sự kiện đau lòng: trải nghiệm cận chết, ly hôn, mất bạn thân hay cái chết của một người thân yêu, v..v.

Khủng hoảng tâm lý khiến chúng ta phải lùi lại, và đánh giá lại các động lực và quyết định một cách sâu sắc hơn. Những thời điểm này chính là thời gian chúng ta xem xét lại các chiến lược theo đuổi hạnh phúc của mình là khả thi hay không.

Điều Gì Khiến Chúng Ta Bị Mắc Kẹt

Có một thứ chung thường khiến chúng ta bị mắc kẹt ở một giai đoạn: đó là cảm giác cá nhân về sự bất cập.

Những người bị mắc kẹt ở giai đoạn một vì họ thường xuyên cảm thấy như thể họ, dù cố thế nào đi nữa, vẫn cứ mắc lỗi và chẳng giống ai. Và họ dùng mọi năng lượng có được để làm vừa lòng thế giới quanh mình. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.

Những người bị mắc kẹt ở giai đoạn hai vì họ cảm thấy như thể họ nên cần làm nhiều hơn nữa, làm tốt hơn nữa, làm điều gì đó mới và hay ho, cải thiện một thứ gì đó. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.

Những người bị mắc kẹt ở giai đoạn ba vì họ cảm thấy như thể họ chưa đạt đủ những điều có ý nghĩa cho thế giới, và họ cần tạo ra những ảnh hưởng lớn hơn nữa trong những lĩnh vực cụ thể mà họ cam kết sẽ làm. Và cho dù họ cố đến đâu đi nữa thì vẫn cứ thấy không đủ.

Giải pháp tại từng giai đoạn là lùi lại. Để thoát khỏi giai đoạn một, bạn cần chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ làm vui tất cả mọi người, và do đó bạn phải ra các quyết định của riêng mình.

Để thoát khỏi giai đoạn hai, bạn cần chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ đủ khả năng đạt được tất cả những thứ bạn mơ ước và mong muốn, và do đó bạn cần chọn lấy những vấn đề cần thiết nhất và cam kết với chúng.

Để thoát khỏi giai đoạn ba, bạn cần nhận ra rằng thời gian và năng lượng là có hạn, và do đó bạn cần tập trung năng lượng của mình vào việc giúp những người khác tiếp nhận các dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi động.

Để thanh thản rời khỏi giai đoạn bốn, bạn cần nhận ra rằng thay đổi là bản chất của cuộc sống, và rằng sự ảnh hưởng lên một con người, không quan trọng lớn hay nhỏ, quan trọng hay có ý nghĩa hay không, rồi sẽ đến lúc tiêu tan.

Và cuộc sống sẽ tiếp diễn.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *