Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là cánh cửa để chúng ta Xuyên Qua Ngôn Ngữ Người Ta Có Thể Khám Phá Cảm Nhận được Hiện Thực. Trong văn học, ngôn ngữ trở thành chất liệu đặc biệt, được gọt giũa, tinh luyện để phản ánh thế giới xung quanh và thế giới nội tâm con người một cách sâu sắc.
Ngôn ngữ văn học là hệ thống từ ngữ, hình ảnh và quy tắc được sử dụng một cách nghệ thuật để tạo ra tác phẩm. Hiện thực là phạm vi đời sống được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, bao gồm cả hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan. Ngôn ngữ văn học đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt hiện thực, giúp người đọc thâm nhập vào thế giới của tác phẩm và khám phá những điều ẩn chứa bên trong.
Ngôn ngữ là yếu tố then chốt, tạo nên chất lượng đặc thù của văn học. Đó là ngôn ngữ được chắt lọc, gọt giũa, mang những đặc trưng riêng như tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng và tính đa nghĩa. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ truyền tải thông tin, mà còn là phương tiện để khơi gợi cảm xúc, gợi mở những ý nghĩa sâu xa.
Ngôn ngữ văn học là phương tiện phản ánh hiện thực đời sống con người, hiện thực trong tâm hồn với những rung động trước ngoại cảnh, những nỗi niềm suy tư sâu kín. Hiện thực được phản ánh trong văn học không phải là sự sao chép y nguyên từ đời sống mà là sự chọn lọc, khúc xạ qua cái nhìn riêng của người nghệ sĩ. Mỗi người nghệ sĩ có cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ riêng để phản ánh, tái tạo hiện thực. Ngôn ngữ tác phẩm góp phần khẳng định tài năng của tác giả, trở thành cầu nối văn chương giữa người viết và người đọc, giữa người đọc và hiện thực.
Để minh chứng cho điều này, ta có thể phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, thơ ông thường viết về đề tài người lính và chiến tranh với giọng thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, thiết tha, trầm hùng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. “Đồng chí” viết năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
Ngôn ngữ của bài thơ “Đồng chí” giản dị, hàm súc. Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ và cụm từ theo lối thành ngữ (“nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”…), các từ ngữ có tính cặp đôi (“anh – tôi”, “áo anh – quần tôi”…), những từ diễn tả sự gắn kết bền chặt của tình đồng đội (“đôi”, “bên”, “sát”, “chung”, “năm”…). Hình ảnh thơ mộc mạc, vừa tả thực, vừa giàu sức khái quát (“áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “rừng hoang sương muối”, “đầu súng trăng treo”…). Các biện pháp tu từ như phép điệp, nhân hóa, phép đối được sử dụng một cách tinh tế. Cách tổ chức ngôn ngữ linh hoạt thành các dòng thơ ngắn, dài đan xen. Ngôn ngữ thơ cũng quyết định giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, bình dị, chân chất, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người nông dân mặc áo lính.
Xuyên qua ngôn ngữ bài thơ, ta khám phá được hiện thực cuộc sống, chiến đấu của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp: quân trang thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật rình rập, hoàn cảnh chiến đấu gian khổ (dẫn chứng trong bài thơ). Ta cũng cảm nhận được tình đồng đội gắn kết, keo sơn giữa những người lính cùng chung hoàn cảnh xuất thân giai cấp nông dân, họ thấu hiểu hoàn cảnh tâm tư của nhau, cùng nhau chia sẻ, động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống (dẫn chứng trong bài thơ). Đây là tình cảm mới xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp giữa những người nông dân mặc áo lính thời binh lửa. Cuối cùng, ta thấy được tình đồng đội cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ giải phóng đất nước, trong gian khổ hiểm nguy họ vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng (khổ thơ cuối với hình ảnh “đầu súng trăng treo”). Hình ảnh ẩn dụ khẩu súng và vầng trăng thể hiện chất hiện thực và lãng mạn trong tâm hồn người chiến sĩ.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai đã cách chúng ta hơn 70 năm, và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ những năm đó cũng khác rất nhiều so với hình ảnh anh bộ đội thời chống Mỹ. Tuy nhiên, bằng hệ thống ngôn ngữ cô đọng và hàm súc, Chính Hữu đã giúp người đọc hình dung ra hiện thực một cách rõ ràng, sinh động.
Bài thơ “Đồng chí” hướng về hiện thực của đời sống và con người trong kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, đời thường. Ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng giúp tác giả biểu hiện tự nhiên, chân thực hiện thực đó. Ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với một tác phẩm văn học, để lại bài học sâu sắc với người sáng tác và người tiếp nhận. Với người sáng tác, cần không ngừng sáng tạo những cách thức sử dụng ngôn ngữ riêng biệt, giàu ý nghĩa thẩm mỹ, nâng cao khả năng biểu đạt của ngôn ngữ văn chương. Với người tiếp nhận, cần tìm ra con đường giải mã các tín hiệu ngôn ngữ trong văn bản, khám phá hiện thực đời sống, tâm hồn con người cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Tóm lại, xuyên qua ngôn ngữ người ta có thể khám phá cảm nhận được hiện thực. Bài thơ “Đồng chí” là minh chứng rõ ràng cho sự thành công của việc sử dụng ngôn ngữ để phản ánh hiện thực cuộc sống và con người trong kháng chiến.