Giáo hội Công giáo trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển, chia thành bốn giai đoạn: Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Hiện đại. Dù có những thời kỳ Giáo hội tưởng chừng sụp đổ trong khủng hoảng, suy thoái, nhưng vẫn tồn tại và mở ra với thế giới như một khí cụ của lòng xót thương. Nhìn lại lịch sử Giáo hội là nhìn lại lịch sử cứu độ, lịch sử tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Giai đoạn Cổ đại (năm 33 – 395)
Mốc năm 33 đánh dấu thời điểm Giáo hội chính thức có lịch sử tính, qua những sử liệu được ghi chép lại. Mốc năm 395 đánh dấu sự kiện Hoàng đế Theodosius I qua đời, chia đất nước cho hai con trai.
Đặc điểm giai đoạn này là Giáo hội còn non trẻ, chưa có cơ cấu, tổ chức vững chắc, chưa có cơ sở đền đài. Giáo hội đối diện với nhiều khó khăn nội tại lẫn ngoại tại. Vì là một tôn giáo bất hợp pháp, Giáo hội chịu những cuộc bách hại đẫm máu từ các thế lực lãnh đạo Do Thái, các vua chúa trong khoảng 250 năm.
Bức tranh mô tả các tín điều trong Tuyên xưng Augsburg, một văn bản quan trọng của Giáo hội Luther, thể hiện những thách thức về giáo lý mà Giáo hội Công giáo phải đối mặt trong giai đoạn lịch sử này.
Tuy nhiên, Giáo hội càng bị bách hại càng phát triển. Ngày 30/4 năm 313, Sắc chỉ Milan dưới thời Hoàng đế Constantine công nhận Kitô Giáo là một tôn giáo chính thức và hợp pháp. Giáo hội được bảo vệ bởi luật pháp, công nhận tự do, được trả lại tài sản và được tặng nhiều tài sản khác. Trong đó, có cung điện Latran (Laterano) – nhà thờ cung hiến đầu tiên được công nhận là nhà thờ Mẹ và là nhà thờ chánh tòa của Rôma. Năm 379, Hoàng đế Theodosius I lên ngôi. Năm 380, ông chọn Kitô Giáo làm Quốc Giáo của đế quốc La Mã. Đây là mốc son quan trọng, xác định Tôn Giáo Chính Thức Của đế Quốc La Mã Thời Kỳ Cổ đại Từ đầu Thế Kỷ 4 Là Kitô Giáo.
Về khó khăn nội tại, vì khuynh hướng chung thời này là muốn thích nghi Kitô Giáo với đạo Do Thái, nên đã nảy sinh những lạc giáo, lạc thuyết phủ nhận thiên tính hoặc nhân tính của Đức Giêsu. Để chống lại những lạc thuyết này, Giáo hội đã không ngừng nỗ lực bảo vệ chân lý nền tảng về Thiên Chúa qua bốn công đồng đầu tiên: Nicea 325 và Constantinople 381 với tín biểu Kinh Tin Kính; công đồng Êphêsô 431 bảo vệ phẩm tước “theotokos/Đức Maria Mẹ Thiên Chúa”; công đồng Calcedonia 451 bảo vệ mầu nhiệm ngôi hiệp.
Giai đoạn Trung Đại (đầu thế kỷ V – cuối thế kỷ XV)
Giai đoạn Trung cổ từ đầu thế kỷ V đến cuối thế kỷ XV nổi bật lên đặc điểm là sự liên kết rất chặt chẽ giữa thế quyền và thần quyền. Từ đó đưa đến hai hệ quả: Giáo hội phát triển rực rỡ về hình thức bên ngoài, đời sống, tài sản, cơ cấu, tổ chức, nơi thờ tự, quyền bính và tầm ảnh hưởng…; hệ quả tiêu cực: đời sống nội tại ngày càng suy thoái, lũng đoạn.
Thời kỳ thứ nhất, từ thế kỷ V – XI (1059), thế quyền thắng thế trên thần quyền. Hoàng đế can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo hội. Các Giám mục thời này trở thành công cụ chính trị.
Thời kỳ thứ hai, từ năm 1059 đến thế kỷ XV, thần quyền thắng thế. Đức Gregorio VII tuyên bố: “Ta có quyền trực tiếp trong lĩnh vực thiêng liêng và có quyền gián tiếp trong lĩnh vực trần thế, mọi Kitô hữu phải vâng phục giáo hoàng.” Thời này, cũng được gọi là thời Kitô Giới, khi Giáo hội Kitô chi phối cả thế giới chính trị, văn hóa và xã hội.
Thời Cận Đại (đầu thế kỷ XVI – công đồng Vaticanô II)
Thời Cận đại, đặc điểm nổi bật là “cải cách” với mốc thời gian từ đầu thế kỷ XVI đến công đồng Vaticanô II. Điển hình, cuộc cải cách của Luther (1517), và cuộc ly khai Anh Giáo (1534).
Công đồng Trentô (1545-1563), công đồng cải cách và phản cải cách được xem như đỉnh cao phong trào cải cách của Giáo hội. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tư tưởng thời Trung đại, từ đó phát sinh các phong trào: phong trào phục hưng, phong trào khai sáng.
Giai đoạn Hiện đại (từ Vaticanô II – nay)
Gần 60 năm tinh thần cải cách công đồng Vaticanô II cho đến ngày hôm nay vẫn còn được tiếp diễn và chuyển đưa Giáo hội sang thời Hiện đại. Từ thời Đức Gioan Phaolô II, Đức Benedictô XVI, và Đức Phanxicô đã có rất nhiều văn kiện, thông điệp để áp dụng tinh thần cải cách.
Trước những vấn nạn thời đại đang tấn công vào Giáo hội, Giáo hội kiên định hơn trong niềm tin, vững vàng trên nền tảng chân lý của chính mình.