Qua hai tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, chúng ta cảm nhận sâu sắc ước nguyện hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời.
Dàn ý so sánh ước nguyện
I. Mở đầu: Giới thiệu về Thanh Hải, Viễn Phương và hai tác phẩm.
Mỗi người đều có những ước mơ riêng, có thể bình dị, giản đơn hoặc là khát vọng hòa mình vào cộng đồng. Thanh Hải, trước vẻ đẹp mùa xuân xứ Huế, đã gửi gắm ước nguyện dâng hiến qua “Mùa xuân nho nhỏ”. Viễn Phương, với lòng thành kính, xúc động khi viếng lăng Bác, đã thể hiện qua “Viếng lăng Bác”.
II. Thân bài: Phân tích ước nguyện của hai nhà thơ
Trong “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải thể hiện niềm tha thiết, hy vọng:
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa,
Ta nhập vào hòa ca,
Một nốt trầm xao xuyến.
Điệp ngữ “ta làm” và nhịp thơ nhanh diễn tả khát vọng cống hiến mãnh liệt. Nhà thơ muốn góp phần nhỏ bé tô điểm cho quê hương, ước nguyện khiêm nhường được cống hiến lặng thầm.
Thanh Hải ước nguyện làm con chim hót trong Mùa Xuân Nho Nhỏ, ca ngợi vẻ đẹp cuộc đời
“Một mùa xuân nho nhỏ” thể hiện thái độ sống tích cực, lạc quan. Dù tuổi cao, bệnh tật, Thanh Hải vẫn muốn cống hiến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp ngữ “dù là” nhắc nhở bản thân luôn cố gắng, cống hiến. Theo nhà thơ, cống hiến là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ nhẹ nhàng thể hiện ước nguyện cao đẹp dành cho cuộc đời.
Trong “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương bày tỏ:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Dù đứng trước lăng Bác, Viễn Phương đã lo sợ ngày chia xa. Tình cảm kính yêu Bác thôi thúc nhà thơ ước nguyện hóa thân để ở bên Người.
Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng hóa thân. Viễn Phương muốn làm con chim hót chào bình minh, làm đóa hoa khoe sắc, làm cây tre canh giữ lăng Bác. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại, khẳng định phẩm chất trung hiếu.
Ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm thể hiện tấm lòng thành kính của người con miền Nam.
* So sánh:
– Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân.
- Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
- Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
– Khác nhau:
- Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời.
- Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
III. Kết bài:
Dù thời gian trôi qua, ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương vẫn sống mãi trong lòng người đọc, thể hiện tình người, tình yêu quê hương sâu sắc.
Điểm giống và khác nhau
– Khác nhau:
- Thanh Hải viết về thiên nhiên đất nước, khát vọng dâng hiến.
- Viễn Phương viết về lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động, lòng thành kính.
– Giống nhau:
- Cả hai đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến.
- Ước nguyện khiêm nhường, bình dị.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để biểu tượng hóa ước nguyện.
So sánh ước nguyện
Giống nhau:
Cả hai đều xuất phát từ sự chân thành, muốn hóa thân thành những điều nhỏ bé, ý nghĩa, góp phần vào cuộc đời chung.
Khác nhau:
– “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
- Đề tài thiên nhiên, đất nước.
- Ước nguyện cống hiến cả cuộc đời cho đất nước.
– “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương:
- Đề tài lãnh tụ, dành riêng cho Bác và thay mặt nhân dân.
- Ước nguyện hóa thân thành những vật xung quanh lăng Bác để mãi bên Người.
So sánh ước nguyện – Mẫu 1
Viễn Phương trong “Viếng lăng Bác” và Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” đều thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Viễn Phương, với “thương trào nước mắt”, ước nguyện hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác.
Điệp ngữ “muốn làm” và liệt kê “con chim, đóa hoa, cây tre” thể hiện ước nguyện được hóa thân, cống hiến.
Thanh Hải, với điệp ngữ “ta làm”, thể hiện ước nguyện hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp của mình.
“Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện ước nguyện cống hiến lặng lẽ, âm thầm.
Cả hai tác phẩm đều thể hiện ước nguyện sống và cống hiến cao đẹp, xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu đất nước. Về nghệ thuật, cả hai bài thơ đều mượn những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
So sánh ước nguyện – Mẫu 2
Viễn Phương trong “Viếng Lăng Bác” và Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” đều thể hiện mong muốn được cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến ”
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Viễn Phương, với điệp ngữ “Muốn làm” và nhịp thơ nhanh, ước nguyện hóa thân thành “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre” để cống hiến cho Bác.
Thanh Hải, với giọng thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, các hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” và điệp ngữ “ta làm”, thể hiện ước nguyện cống hiến cho đời.
Cả hai đoạn thơ đều nói về ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến, xuất phát từ cảm xúc chân thành và tình yêu cuộc sống, đất nước. Về nghệ thuật, cả hai tác giả đã sử dụng những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong thiên nhiên và nâng chúng lên thành những khát vọng cống hiến cao đẹp.
Tuy nhiên, sự khác nhau nằm ở cảm hứng và hoàn cảnh sáng tác. Thanh Hải viết khi đang lâm bệnh, còn Viễn Phương viết sau khi thăm lăng Bác. Về nghệ thuật, “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, còn “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, thành kính.
So sánh ước nguyện – Mẫu 3
Thanh Hải với “Mùa xuân nho nhỏ” và Viễn Phương với “Viếng lăng Bác” đều thể hiện ước nguyện được hòa nhập, cống hiến.
“Ta làm con chim hót,Ta làm một cành hoa.Ta nhập vào hoà ca,Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Thanh Hải ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim.
Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.
Thái độ “lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời.
Mai về miền Nam, thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăngMuốn làm bông hoa toả hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Điệp ngữ “Muốn làm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương.
So sánh ước nguyện – Mẫu 4
Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” và Viễn Phương trong “Viếng lăng Bác” đã thể hiện những mong ước, khát vọng của mình một cách hết sức độc đáo và sâu sắc.
“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc”
Mùa xuân đã về mang theo nguồn nhựa sống tràn trề, Thanh Hải khi ấy đang nằm trên giường bệnh nhưng ông khao khát vô cùng được sống, được hòa nhập, được hoá thành một phần của mùa xuân kia, dù đó chỉ là một chú chim nhỏ, một “cành hoa” xinh hay một “nốt trầm” trong bản hoà ca của cuộc đời.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đoá hoa toả hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Viễn Phương, trong khoảnh khắc xúc động ấy, đã ước mình được trở thành chú “chim” nhỏ, thành “ đoá hoa” thơm, thành “cây tre”, dù là nhỏ bé thôi nhưng ngày ngày sẽ được bầu bạn, được gần cạnh Người cha già của dân tộc.
Ước nguyện của họ thật đẹp. Đó đều là những ước nguyện chân thành, giản dị, mong muốn được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước Việt Nam, dù chỉ là những điều thật nhỏ bé, thật khiêm nhường.
Tuy mỗi đoạn thơ đều có những nét tương đồng và riêng biệt, thế nhưng chúng đều khiến cho người đọc chúng ta vô cùng xúc động trước những nguyện ước chân thành của cả hai nhà thơ.