Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Tình huống nguy hiểm từ con người?

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “Tình huống nguy hiểm từ con người”?

A. Làm tổn hại, ảnh hưởng đến tinh thần của người khác.

B. Làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất của cá nhân và xã hội.

C. Là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người.

D. Là những tình huống xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.

Đáp án D. Tình huống nguy hiểm từ con người bắt nguồn từ hành vi chủ quan của con người, không phải do các yếu tố tự nhiên gây ra.

Câu 2: Đâu là Tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Động đất.

B. Sóng thần.

C. Lũ quét.

D. Trộm cắp.

Đáp án D. Trộm cắp là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho tài sản và an ninh của người khác. Các lựa chọn A, B, C đều là thiên tai.

Câu 3: Đâu không phải là Tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bắt cóc.

B. Xâm hại tình dục.

C. Bạo lực học đường.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Đáp án D. Lũ quét, sạt lở đất là những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, không phải do con người gây ra.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là các bước để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.

B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

C. Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.

D. Tự nhận xét, đánh giá để tìm ra ưu – nhược điểm của bản thân.

Đáp án D. Các bước ứng phó tập trung vào việc xử lý tình huống trước mắt, không phải đánh giá bản thân.

Câu 5: Theo em, bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây có nguy cơ đối mặt với tình huống nguy hiểm nào?

A. Bắt cóc.

B. Bạo lực học đường.

C. Bạo lực gia đình.

D. Hỏa hoạn, cháy nổ.

Đáp án A. Bức tranh cho thấy một người lạ đang cố gắng dụ dỗ một đứa trẻ, đây là dấu hiệu của một vụ bắt cóc tiềm ẩn.

Câu 6: Muốn phản ánh, báo cáo về tình trạng bạo hành trẻ em, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đáp án A. Số 111 là đường dây nóng quốc gia bảo vệ trẻ em, tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến bạo hành, xâm hại trẻ em.

Câu 7: Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đáp án B. Số 112 là số điện thoại khẩn cấp mới, được sử dụng để yêu cầu cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

Câu 8: Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự, người dân có thể gọi đến số điện thoại nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đáp án C. Số 113 là số điện thoại của Cảnh sát phản ứng nhanh, chuyên xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Câu 9: Nếu gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy,… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số nào để được ứng cứu kịp thời.

A. Số 115.

B. Số 114.

C. Số 113.

D. Số 111.

Đáp án B. Số 114 là số điện thoại của lực lượng Cứu hỏa và Cứu nạn, chuyên xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến cháy nổ, tai nạn và cứu người mắc kẹt.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

A và N đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy vật thể lạ giống quả mìn. A và N tò mò đến gần vật lạ. A định lấy đá đập vào vật thể lạ, N lại góp ý nhặt vật thể ấy mang về báo cáo với các chú công an xã. Hai bạn tranh cãi nhau về việc nên xử lí vật thể ấy như thế nào. Chú K đi ngang qua, nghe được câu truyện của 2 bạn, chú đã kiên quyết không cho 2 bạn đến gần vật thể lạ, và gọi điện báo cáo ngay với chính quyền địa phương.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã hành động đúng?

A. Bạn N.

B. Bạn A.

C. Bạn N và chú K.

D. Chú K.

Đáp án D. Chú K đã hành động đúng bằng cách ngăn chặn hành động nguy hiểm của hai bạn nhỏ và báo cáo cho chính quyền địa phương để xử lý vật thể lạ.

Câu 11: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

L và K ở nhà trông nhà, bố mẹ hai em đã đi về quê từ chiều. Tối đến, khi đang ngủ, có người đột nhiên gõ cửa và bảo rằng bố mẹ nhờ tới nhà kiểm tra. L và K nhất định không mở cửa vì giờ này đã muộn thì hắn lao vào xô cửa khiến một bên chốt cửa lung lay như sắp bung ra. Hai bạn vì quá sợ hãi nên đã kêu cứu rất to và may mắn có bác hàng xóm sang kịp thời cứu.

Hành động kêu cứu của hai bạn L và K đã thể hiện bước làm nào trong số các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người mà em đã được học?

A. Nhận diện đối tượng gây ra nguy hiểm.

B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

C. Nhận diện nguy cơ có thể xảy ra trong tình huống nguy hiểm.

D. Đánh giá hậu quả của việc không thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Đáp án B. Kêu cứu là một hành động nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, đây là một phương án để thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *