“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều dăm chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Bốn câu thơ mở đầu như một bức tranh thủy mặc, phác họa cảnh Đèo Ngang lúc xế chiều. Nhưng đằng sau vẻ đẹp ấy là một tấm lòng thanh thoát, một cái nhìn bao trùm cả nước non, nhà cửa, và thiên địa. Khách vô tình mà hữu tình, mối tình ấy êm ả nhưng mênh mông, khởi nguồn từ cội rễ sâu thẳm.
Alt: Đèo Ngang chiều tà, phong cảnh hữu tình gợi nhớ về quê hương đất nước.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Hai câu thơ này là tiếng lòng của người con xa xứ, nỗi nhớ nước thương nhà trào dâng. Tiếng “quốc quốc”, “gia gia” như vọng về từ cội nguồn, gợi lên sự bâng khuâng xao xuyến. Không gian loãng ra, thời gian chuyển mình, tất cả tạo nên một mối u hoài, mong muốn tương phùng.
Đó là mối tình mông lung, không thể định nghĩa. Tình nhớ nước thương nhà bao hàm cả tình cảm cá nhân và tình cảm cộng đồng. Nước, nhà, “quốc quốc”, “gia gia” hòa quyện vào nhau, tạo nên một nền tảng cho sự gắn kết, nơi “Ta ngoại” gặp “Ta nội” trong trạng thái Trung Dung siêu việt.
“Ta với Ta” là ai? Là “ta với Mình tuy hai mà Một”. Một trong trạng thái tháng nhất nguyên sơ, nhưng chia ly trong cuộc đại diễn vũ trụ. Từ đó:
“Sông Thương nước chảy hai chiều”…
“Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy”.
Quân với thiếp, người ở lại nhà, người xa muôn dặm. Nội tướng thuộc thiếp, nói bằng Tiềm thức cộng thông. Ngoại thuộc chàng, nói bằng ý thức cá nhân. Trong trạng thái Sơ nguyên lý tưởng, Tiềm thức phải thẩm thấu với ý thức.
Alt: Sông Thương hiền hòa, dòng chảy đôi bờ gợi nỗi tương tư về quê hương và người thân.
Vì xa nhau, ý thức và tiềm thức phân ly. Chàng (ý thức) mãi theo hai (nhị nguyên) mà quên phắt tiềm thức. Trừ vài ba đại hiền triết, dăm ba vị thánh huyền niên, còn nhận ra Nhất Thể (Tâm Linh), ngoại giả chỉ biết có đa tạp ý thức.
Con người trở thành những bóng ma đi tìm hồn. Nửa in gối chiếc những ngóng cùng trông, luôn luôn tìm dịp nhắn gửi ý thức. Nhưng khốn nỗi, bao thư tín của Tiềm thể đều bị chặn dọc đường, tệ hơn nữa nội dung bị xuyên tạc và lợi dụng.
Thư tín là gì? Chính là lòng khát mong siêu việt Tiềm thể, là sự nhắn gửi bằng mối tình lênh láng bâng quơ. Nó thường gây nên nơi tâm hồn con người một khắc khoải, một hướng vọng về do lai nơi xuất phát uyên nguyên. Nhưng vì Tiềm thể man mác, không có qui định, nên dễ xảy ra những truyện xuyên tạc.
Vì lòng khắc khoải mong cầu nêu đại chúng dễ để mình bị lợi dụng, giá trị tinh thần hướng thượng ở đại chúng phát hiện rõ rệt nhất qua sự để mình bị lợi dụng. Tuy những việc đại chúng làm nhiều khi có hại cho đời sống vật chất và tinh thần của họ, nhưng ít ra nó chứng tỏ còn có cái chi cao hem ích lợi vật chất.
Ta có thể kể đến duy tâm của Hégel, đại biểu của các thứ duy hữu tế vi, nơi mà ý niệm mang danh tinh thần, nuốt trôi cái ta ngoại (cá nhân) chỉ được coi như những “lúc” của vòng biện chứng cần được nuốt trôi vào bánh xe lịch sử. Sau này ở người Cộng sản con người cá thể chỉ còn bị coi là bèo bọt (épiphénomenon) của hạ tầng cơ sở kinh tế (thay thế cho Tiềm thể trừu tượng).
Sinh ra trong một xứ thấm nhuần triết lý nhân sinh coi con người cao trọng hơn cả, nên Đạo không thể xa người một li, nhờ đó những hành ngơi của bọn trung gian nói trên kia chỉ hoạt động phần nào trong chốn hạ dân: còn nơi những người có được may mắn ăn học đều lấy xã hội nhân tràn làm môi trường đạo hạnh, đôi khi thêm sơn thủy làm bàn nhún bay lên (văn vô sơn thủy vô kỳ khí).
Alt: Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, non nước hữu tình là nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương nghệ thuật.
Nếu không giật mình, nếu không dừng chân cứ buông theo những ý tưởng quốc tế, quốc gia tuy rất cao thượng nhưng còn thuộc ý thức cá nhân nên đi quá sẽ thành quay cuồng trống rỗng vì đánh mất đầu mối quan trọng nhất với dòng sống mênh mông của Tiềm-Thể-Ta-Nội. Sự quên đó chính là quên Mình, đó là “vong thân”.
“Thiên hạ chi bổn tự quốc
Quốc chi bổn tự gia
Gia chi bổn tự thân”
(Mạnh Tử IV. 5)
Để rồi:
“Phản thân nhi thành Lạc mạc đại yên”
“Trở lại với thân không vui nào bì kịp”. Vì lúc ấy con người tìm lại được sự thống nhất nguyên sơ tròn đầy viên mãn, đem lại một sự hoan lạc siêu việt khôn tả.
Đọc đoạn thơ trên nhiều người sẽ hỏi có thật tác giả bài thơ đã đạt trình độ đó chưa? Thưa rằng có thể là không. Thế tại sao lại đưa ra bấy nhiêu suy luận? Thưa tác giả đã muốn làm thế để chứng minh rằng cố những lối lý luận bằng nghệ thuật, bằng thơ.
Muốn hiểu sơ qua chúng ta cần căn cứ vào lối nhìn và nguyên lý nền móng.
Trước hết về lối nhìn ta có thế căn cứ vào câu Hệ từ (IV) sau đây đặng phân biệt:
“Ngưỡng dĩ QUAN ư thiên văn phủ dĩ SÁT ư địa lý”
Ngửa lên là để quan chiêm thiên văn, cúi xuống là để thị sát địa lý. Theo câu đó ta nhận ra Quan là lối nhìn cởi mở, không chú ý hẳn đến một đối vật, nhưng là cái nhìn rộng mở đón nhận tất cả mọi đối tượng hiện lên trước mắt như tấm gương trong chiếu giãi lại hết mọi hình ảnh mà không giữ lại hình nào. Quan như thế là đối với Sát.
Ở đây có thể là phần tích cực về giác quan để bù trừ với câu “nhĩ mục chi quan bất tư” ở chương III. Ở trên mới có phần tiêu cực rằng giác quan không thể suy tư. Nhưng câu đó lại hơi quá đáng dùng để đối chọi với các lối suy tư y cứ trọn vẹn trên giác quan lý trí thì tốt, nhưng bóc trần ra thì chưa đủ vì tai mắt cũng như lý trí có phần đóng góp của nó tuy tương đối, nhưng nó có đóng góp. Và ở đây xác định sự đóng góp đó bằng quan là nhìn mà không đặc chú đối tượng.
Alt: Dải ngân hà lung linh huyền ảo, biểu tượng cho sự vô tận của vũ trụ và khát vọng khám phá của con người.
Có thể vì đó mà các cụ xưa nói “văn vô sơn thủy vô kỳ khí”. Cái Khí nói đó là cái gì thuộc tiềm thể mới nhô lên mặt tâm thức mà chỉ người nào biết Quan mới cảm nhận được, nên gọi là kỳ khí, là huyền lực. Về thời gian thuận lợi cho việc Quan thì là hết mọi lúc ở đây và bây giờ, nhưng có những lúc thuận lợi hơn như là hoàng hôn và ban mai. Hoàng hôn là lúc ngày sắp trao về đêm: ý thức sắp giao lại với tiềm thức và buổi bình minh là lúc đêm sắp trả lại ngày: tiềm thức sắp giao hội với ý thức. Nên đó là những lúc có nhiều may mắn để“Triêu văn Đạo”.
Quan Đạo chính là đường đi của những người muốn “an bang tế thế” vậy.
Nghe Đạo trong ánh bình minh sơ nguyên triêu triệt, nghĩa là nghe Lời Nguyên Ngôn đầy sinh đức huyền lực (Logos spermatikos) của dòng “sinh sinh bất tức” chiếu tỏa vào những miền sâu thẳm của tâm thức con người, để làm phát triển ra nguồn nghị lực cùng sáng nóng vô biên khiến con người xem mọi sự vật trong mối liên hệ với Toàn Thể nên là xem dưới một vòm trời mới lạ được cảm thấy trong đường gân máu mạch rõ ràng mình với vũ trụ là một, và câu nói “sáng nghe Đạo” không còn là nghe cái chi xa lạ, nhưng chính là nghe tiết điệu Uyên Nguyên của tâm hồn mình, lúc đó đột nhiên mở rộng ra bằng tầm vóc vũ trụ bao la man mác, và cảm thấy mình tiêu diêu thanh thoát tự tại khác thường.
“Sáng nghe Đạo” như vậy có nghĩa là “Nghe lời Người sơ nguyên”: “Le verbe de 1‘ Homme Primordial”: nghe không bằng tai nhưng bằng Tâm, vì kẻ nói với người nghe là Một, nên Nho triết kêu là Thành Tín.
Bao lâu chưa đạt được trạng thái đó thì có suy tư cũng chỉ là suy tư một chiều. Một nền suy tư chân thực là nhắm đạt được tâm trạng hai chiều, trạng thái thể nghiệm của “ta với Ta” đó vậy.
KIM ĐỊNH
(trích Tạp chí Tư Tưởng số 1, năm 1970)