Mười năm rời Đà Lạt, tôi mang theo nỗi nhớ quỳnh, loài hoa nở muộn. Quỳnh, biểu tượng của vẻ đẹp thầm lặng, kiên cường, giờ đây lại thôi thúc tôi tìm về.
“Nều trồng hoa ắt người sẽ thấy Quỳnh cùng họ với xương rồng, nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên mang trong mình sức sống rất dẻo dai.”
Những ký ức về những chậu quỳnh ở hiên sau nhà lại ùa về. Bạch Quỳnh, Hồng Quỳnh, Hoàng Quỳnh… nở rộ trong khí hậu mát mẻ của Đà Lạt. Giờ đây, tôi muốn mang hương sắc ấy về Bình Dương.
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng quỳnh ở vùng khí hậu nóng ẩm, tôi quyết định đặt hai chậu từ Đà Lạt: một Hồng Quỳnh 3 năm tuổi và một Hoàng Quỳnh non.
Quỳnh thuộc họ xương rồng, thích đất mùn, xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Công thức trộn đất của tôi gồm 40% đất mùn/tro trấu ủ, 30% dớn khô, vỏ thông, xơ dừa, 10% phân bò/gà hoai mục hoặc phân trùn quế và 20% đá perlite.
Với quỳnh giống từ nhánh, cần chọn cành bánh tẻ hoặc cành già dài 20-30cm, để khô vết cắt trong 10 ngày, cắm sâu 1-2cm vào đất, cắm nọc trụ cố định, trùm bao nilon (không kín hoàn toàn) và để nơi mát mẻ một tuần rồi từ từ đưa ra nắng.
Hồng quỳnh tôi mua về quá um tùm, cành nhánh đan xen.
Tôi quyết định cắt tỉa bớt những cành già cỗi, dập nát, vàng úa và tách những nhánh khỏe mạnh ra làm hai.
Hoàng quỳnh non thì dễ sang chậu hơn nhiều. Tôi chỉ cần trộn đất mới, nhẹ nhàng bỏ chậu nhựa, rũ bớt đất cũ, xếp lại các nhánh và trồng vào chậu mới.
Vậy là tôi đã có một “vườn quỳnh” nho nhỏ. Hy vọng cây cũng như người, sẽ sống tốt ở miền đất mới, đơm hoa kết trái dưới ánh nắng Bình Dương.
Lời khuyên chăm sóc quỳnh:
- Trồng quỳnh ở nơi có nhiều nắng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Thay đất mỗi năm một lần vào khoảng tháng 10.
- Tưới nước 1-2 lần/tuần.
- Để quỳnh ra hoa, cần để đất khô kiệt trong 3-4 tuần.
- Bón phân Peters 20-20-20, Miracle Gro hoặc Super Bloom mỗi tháng một cốc nhỏ (từ tháng 4-9), tránh phân có nồng độ nitơ cao.