Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Chính trị Mác-Lênin có đáp án, giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Các câu hỏi bao quát nhiều khía cạnh của môn học, phục vụ tốt cho việc kiểm tra và thi cử.
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác-Lênin là gì?
A. Quan hệ xã hội giữa người và người
B. Sản xuất của cải vật chất
C. Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
D. Quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng
Đáp án: C
Câu 2: Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?
A. Tăng năng suất lao động (NSLD) cá biệt cao hơn NSLD xã hội
B. Tăng cường độ lao động
C. Tăng NSLD xã hội
D. Vừa kéo dài ngày lao động vừa tăng NSLD cá biệt
Đáp án: A
Giá trị thặng dư siêu ngạch là một mục tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Câu 3: Điền vào chỗ trống: Giá trị thặng dư là phần … dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người bán sức lao động tạo ra và thuộc về …
A. Giá trị mới – Nhà tư bản
B. Giá trị mới – Người lao động
C. Giá trị cũ – Nhà tư bản
D. Giá trị cũ – Người lao động
Đáp án: A
Câu 4: Phân phối theo lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động làm cơ sở. Chất lượng lao động biểu hiện ở đâu?
A. Tất cả các phương án
B. NSLD
C. Thời gian lao động
D. Cường độ lao động
Đáp án: A
Câu 5: Nhận định của Lênin: ‘Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng’ là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản nào?
A. Cả 3 đáp án trên
B. Độc quyền nhà nước
C. Độc quyền
D. Tự do cạnh tranh
Đáp án: B
Câu 6: Hàng hóa là:
A. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán, trao đổi
B. Sản phẩm có sẵn trong tự nhiên
C. Sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người
D. Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người trực tiếp sản xuất và gia đình anh ta
Đáp án: A
Câu 7: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là:
A. Kéo dài thời gian của ngày lao động, còn thời gian lao động cần thiết không đổi
B. Tăng NSLD
C. Sử dụng kĩ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý
D. Tiết kiệm chi phí quản lí
Đáp án: A
Câu 8: Thế nào là lao động giản đơn?
A. Làm công việc giản đơn
B. Làm một công đoạn tạo ra hàng hóa
C. Làm ra hàng hóa chất lượng thấp
D. Không cần qua đào tạo vẫn làm được
Đáp án: D
Lao động giản đơn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Câu 9: Ai được coi là nhà kinh tế thời kì công trường thủ công?
A. W. Petty
B. A. Smith
C. D. Ricardo
D. R.T. Malthus
Đáp án: B
Câu 10: Lao động trừu tượng là:
A. Sự hao phí sức lực thần kinh, cơ bắp của con người nói chung, không kể các hình thức cụ thể của nó
B. Lao động có trình độ cao
C. Lao động trí óc
D. Lao động thành thạo
Đáp án: A
Câu 11: Điều kiện sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa?
A. Phải có tích lũy tư bản để tăng qui mô tư bản ứng trước
B. Phải có tổ chức lao động tốt hơn
C. Tư bản ứng trước tăng
D. Số công nhân phải nhiều hơn trước
Đáp án: A
Câu 12: Khi tăng cường độ lao động sẽ xảy ra các trường hợp sau đây. Trường hợp nào sau đây là ĐÚNG?
A. Số lượng lao động hao phí trong thời gian đó không thay đổi
B. Số lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng
C. Cả 3 đáp án đúng
D. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng lên
Đáp án: B
Câu 13: Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến (TBBB) và tư bản khả biến (TBKB) là để khẳng định?
A. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
B. Vai trò của lao động quá khứ và lao động sống trong việc tạo ra giá trị sử dụng
C. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
D. Đặc điểm chuyển giá trị của từng loại tư bản vào sản phẩm
Đáp án: A
Câu 14: Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản?
A. Thực hiện xã hội hóa sản xuất
B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
C. Cả ba đáp án đúng
D. Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
Đáp án: C
Câu 15: Chọn câu trả lời ĐÚNG về quy luật giá trị?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội (HPLĐXH) cần thiết, lưu thông hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá
B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở HPLĐXH cần thiết
C. Lưu thông hàng hóa phải dựa trên cung-cầu và dựa trên nguyên tắc ngang giá
D. Lưu thông hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá
Đáp án: D
Câu 16: Lý luận kinh tế chính trị của Mác – Ăngghen thể hiện tập trung và cô đọng nhất trong tác phẩm nào?
A. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
D. Bộ Tư bản
Đáp án: D
Câu 17: Học thuyết đóng vai trò là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất (PTSX) tư bản chủ nghĩa (TBCN) là học thuyết nào?
A. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C. Giá trị thặng dư
D. Học thuyết giá trị
Đáp án: C
Câu 18: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa được thừa nhận và thực hiện thông qua yếu tố nào?
A. Người tiêu dùng
B. Người sản xuất
C. Thị trường
D. Quy luật thị trường
Đáp án: C
Câu 19: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Tăng NSLD, làm rút ngắn thời gian lao động cá biệt
B. Tăng cường độ lao động, rút ngắn thời gian lao động tất yếu
C. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động
D. Tăng NSLD, làm rút ngắn thời gian lao động tất yếu
Đáp án: D
Câu 20: Năng suất lao động là:
A. Hiệu quả, hay hiệu suất lao động
B. Giống như kéo dài thời gian lao động
C. Các phương án đều đúng
D. Sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian
Đáp án: A
Câu 21: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
A. NSLD, cường độ lao động
B. Cường độ lao động, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
C. Tất cả các đáp án đúng
D. NSLD xã hội và tính phức tạp hay giản đơn của lao động
Đáp án: D
Câu 22: Sự thâm nhập của tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp và ngược lại làm hình thành nên:
A. Tư bản lưu thông
B. Tư bản sản xuất
C. Tư bản hoạt động
D. Tư bản tài chính
Đáp án: D
Câu 23: Hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất TBCN là hệ thống nào?
A. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
B. Chủ nghĩa trọng nông
C. Chủ nghĩa trọng thương
D. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
Đáp án: D
Câu 24: Quy luật nào là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa?
A. Quy luật lưu thông tiền tệ
B. Quy luật cung – cầu
C. Quy luật cạnh tranh
D. Quy luật giá trị
Đáp án: D
Câu 25: Khi NSLD tăng lên, giá trị một đơn vị sản phẩm sẽ:
A. Giảm
B. Không đổi
C. Vừa giảm vừa tăng
D. Tăng
Đáp án: A
Câu 26: Giá trị hàng hóa là:
A. Giá trị tiêu dùng
B. Chi phí sản xuất
C. Là trình độ chuyên môn của người lao động
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Đáp án: D
Câu 27: Chọn đáp án SAI về chức năng của Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
A. Chức năng tư tưởng
B. Chức năng định hướng
C. Chức năng nhận thức
D. Chức năng phương pháp luận
Đáp án: B
Câu 28: Thế nào là lao động giản đơn?
A. Làm một công đoạn tạo ra hàng hóa
B. Làm ra hàng hóa chất lượng thấp
C. Làm công việc giản đơn
D. Không cần qua đào tạo vẫn làm được
Đáp án: D
Câu 29: Sự hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hóa là kết quả của:
A. Cạnh tranh giữa các ngành
B. Hợp tác giữa các doanh nghiệp
C. Cạnh tranh không hoàn hảo
D. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Đáp án: D
Câu 30: Cơ sở chung của quan hệ trao đổi giữa các hàng hóa là gì?
A. Hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa
B. Công dụng của hàng hóa
C. Sở thích của người tiêu dùng
D. Sự khan hiếm của hàng hóa
Đáp án: A
Câu 31: Tư bản nào có hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình?
A. TB khả biến
B. TB bất biến
C. TB cố định
D. TB lưu động
Đáp án: C