Đọc các bài viết của giới trí thức Công Giáo Việt Nam, một điều dễ nhận thấy là sự thiếu hụt kiến thức nền tảng và sự lệ thuộc vào những tín điều lỗi thời. Thay vì đối diện với những thay đổi trong giáo hội và những tiến bộ của khoa học, họ thường cố gắng diễn giải lại Kinh Thánh theo cảm tính hoặc bảo vệ những quan điểm đã không còn phù hợp. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong cách họ né tránh những cuộc tranh luận học thuật về tôn giáo, vì sợ rằng sự thật về Công Giáo sẽ bị phơi bày.
Gần đây, khi chính Giáo hội Công giáo La Mã đã bác bỏ một số tín điều cốt lõi vì chúng đã lỗi thời, một số người vẫn cố gắng “giải thích lại” những tín điều này để làm giảm bớt sự vô lý của chúng. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ có thể thuyết phục những tín đồ bảo thủ, chứ không thể thuyết phục giới trí thức hoặc những người ngoài đạo.
Đối với những trí thức Công giáo Việt Nam, sự thiếu kiến thức tổng quát và niềm tin mù quáng khiến họ càng viết càng sai. Điều này thể hiện rõ trong bài viết của Nguyễn Thùy về “tội tổ tông”. Nếu cách hiểu của Nguyễn Thùy về “tội tổ tông” là đúng, thì toàn bộ nền tảng giáo lý của Công giáo La Mã cần phải bị loại bỏ.
Đọc bài «Hiểu Thế Nào Về Tội Tổ Tông» của Nguyễn Thùy, chúng ta thấy rằng ông Nguyễn Thùy dường như không nắm vững nội dung Kinh Thánh. Hơn nữa, ông cho rằng những nghiên cứu về Kinh Thánh và Công giáo chỉ là một cuộc “tranh cãi” do Cộng sản tạo ra. Mục đích của Nguyễn Thùy là bịt miệng những người phê bình tôn giáo và né tránh những vấn đề học thuật.
Tại sao lại né tránh? Vì đối thoại công khai về tôn giáo sẽ phơi bày sự thật về Công giáo La Mã, điều mà giáo hội không mong muốn. Cũng vì vậy mà các tác phẩm và những bài nghiên cứu về Công giáo La Mã trên giaodiemonline.com và sachhiem.net đều rơi vào loại «đơn phương độc thoại».
Với lý luận quanh co về “tội tổ tông”, ông Nguyễn Thùy viết rằng bài viết của ông nhằm “trả lời” những người “chống đối, phỉ báng Ki-Tô giáo”. Ông cũng muốn “tỏ bày” với người Ki-Tô giáo rằng Kinh Thánh bao hàm cả “mặt Tri Thức luận”. Ông Nguyễn Thùy muốn nói rằng trong 2000 năm qua, không ai hiểu thấu đáo về “tội tổ tông” và nay phải nhờ ông khai sáng cho họ.
Điều mà tín đồ Ki-tô cần là khả năng chuộc “tội tổ tông” và “cứu rỗi” họ, chứ không phải là sự giải thích lạc lõng và ngớ ngẩn về “tội tổ tông” của ông Nguyễn Thùy. Theo những nghiên cứu bằng lý trí, Ki-tô giáo không những chỉ nói vu vơ mà còn nói nhảm nhí rất nhiều, từ thuyết sáng tạo đến tội tổ tông.
Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy phần lớn là những chuyện độc ác, tàn bạo, bất công. Vậy trong suốt cuốn Tân Ước, ông Nguyễn Thùy thấy chỗ nào những lời nói của Chúa Giê-su của ông có thể cho vào loại «tri thức luận»?
Những lời nói ác ôn và những lời tự nhận khoác lác về cái “Ta” của Giê-su trong Tân Ước, mà không có bất cứ một bằng chứng nào chứng tỏ những lời tự nhận đó là đúng, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh ảo tưởng.
Bởi vậy, nói rằng Thánh Kinh hay «lời Chúa Jésus bao hàm cả mặt Tri Thức luận» thực sự chỉ là loại «tri thức luận» vô tri thức của chính ông Nguyễn Thùy. Thật vậy, khi mà ông Nguyễn Thùy, trong thời buổi này, còn tin vào chuyện Moise là tác giả của 5 cuốn sách đầu (Ngũ Kinh) và còn tin thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước thì chúng ta không nên bàn đến «tri thức luận» làm gì cho mất thì giờ.
Đời đời phạm tội hầu chuộc lại tội lỗi nguyên sơ của Thủy Tổ?? Tri thức luận của ông Nguyễn Thùy là như vậy đó. Nhưng không phải là «hàng ngũ tu sĩ và tín đồ Ki-Tô giáo cho rằng mọi tội lỗi con người phạm phải đều do sự việc thủy tổ loài người –Adam, Eva- đã trái lời Thượng Đế hái ăn trái Tri thức (trái Cấm) nơi vườn Địa Đàng»mà tất cả đều tin rằng mọi người đều mang cái tội của Adam – Eve, thường được biết là «tội tổ tông», chứ không phải là mọi tội lỗi con người phạm phải. Một trí thức Ca-tô mà hiểu về «tội tổ tông» như vậy thì kể cũng là chuyện lạ.
Mặt khác, bất kể là Moise có dùng thuật ngữ «tội tổ tông» hay không, và bất kể Jésus có nói đến tội này hay không, thì ngày nay các học giả, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, đã chứng minh rõ rằng: 1) Moise tuyệt đối không phải là tác giả của Ngũ Kinh; và 2) Những chuyện trong Sáng Thế Ký chỉ là những huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai cho nên ngày nay từ Giáo hoàng trở xuống cho đến các nhà thần học Ki Tô Giáo đều đã bác bỏ thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước.
Ai viết Ngũ Kinh? Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: “Moses viết”. Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh thì các tông đồ (Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết. Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau? Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết.
Tôi đề nghị ông Nguyễn Thùy hãy đọc ít nhất là cuốn Ai Viết Thánh Kinh? (Who wrote the Bible?, 1987) của Richard Elliott Friedman, và cuốn The Bible Unearthed: Archaelogy’s New Vision of Ancient Israel and The Origin of its Sacred Texts của Israel Filkelstein & Neil Asher Silberman, mới xuất bản năm 2002.
Theo người viết, Tội Tổ Tông lại là điều kiện tất yếu của cuộc sống. Một khi đã sinh ra, nghĩa là bắt đầu hiện hữu, dù với hình thức, cấu trúc nào thì đã mang lấy Tội Tổ Tông vì luôn luôn bị chi phối, bị vong thân bỡi Không gian, Thời gian bên trong và bên ngoài do trường tương tác bất tận giữa các dạng tồn tại phát sinh từ các yếu tính và yêu cầu của cuộc sống, cuộc đời. Khi ông viết đến cụm từ “tội tổ tông” thì ông phải hiểu rằng có một cái “tội” do “tổ tông” của ông gây ra chứ không phải là “nguyên nhân gây ra bao tội lỗi trong cuộc sống thường ngày.”
Giải thích quanh co và mù mờ về “tội tổ tông” như ông Nguyễn Thùy chẳng giải quyết được vấn đề mê tín trong sách lược “ngu dân dễ trị” của Ca-tô Rô-maGiáo, vì tôi tin chắc từ Giáo hoàng trở xuống, không ai trong Ca-tô Rô-maGiáo có thể chấp nhận luận điệu quái gở của ông Nguyễn Thùy về “tội tổ tông”.
Đó là lý thuyết thần học chính thức về “tội tổ tông” của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo mà mọi tín đồ đều phải tin, trừ “nhà cách mạng thần học” Nguyễn Thùy. Nhưng trước những khám phá của khoa học về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc loài người, thì thuyết về “tội tổ tông” ở trên trở nên một chuyện tiếu lâm, chẳng còn giá trị gì nữa.
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì ngày nay, những thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được.
Với những sự kiện như trên xảy ra ngay trong giữa lòng Giáo hội vậy mà ông Nguyễn Thùy vẫn còn u mê viết về sách Sáng Thế Ký như sau, làm như những gì viết trong Sáng Thế Ký là những chân lý mạc khải của Thượng đế nên không thể sai lầm.
Trong bài ông Nguyễn Thùy còn viết lăng nhăng về Thượng đế nhưng Thượng đế là cái chi chi, ông không hề biết. Cho nên tất cả những gì ông viết về Thượng đế chỉ là đoán mò.
Thật vậy, sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo có viết về Thượng đế với 23 thuộc tính.