Cao nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao, thể hiện địa hình đồi núi đặc trưng của Tây Nguyên
Cao nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao, thể hiện địa hình đồi núi đặc trưng của Tây Nguyên

Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật?

Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan trù phú, không chỉ nổi tiếng với cà phê và văn hóa cồng chiêng độc đáo, mà còn sở hữu một địa hình vô cùng đặc biệt. Vậy, địa Hình Tây Nguyên Có đặc điểm gì nổi bật so với các vùng khác của Việt Nam?

Địa hình Tây Nguyên là sự kết hợp hài hòa giữa núi cao, cao nguyên rộng lớn và những thung lũng trũng sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng.

Địa hình Tây Nguyên khá đa dạng, ngoài những núi cao thung lũng sâu hiểm trở còn có những cao nguyên, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng, là những thung lũng giữa núi và những dải bồi tích các sông lớn. Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đông và nam của vùng. Phía bắc được khống chế bởi dãy núi Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở bắc Tây Nguyên, chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam với chiều dài đến gần 200 km. Phía đông được án ngữ bởi những dãy núi nối tiếp nhau thành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hải Nam Trung bộ, trong đó có những dãy núi chính như dãy An Khê, dãy Chư Đju, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin, dãy Bi Đúp. Phía Nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam với những dãy Brai An, Bơ Nam So Rlung.

Một trong những đặc điểm địa hình Tây Nguyên dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện của các cao nguyên xếp tầng. Các cao nguyên này nằm ở độ cao khác nhau, tạo nên những cảnh quan độc đáo và mang lại sự đa dạng sinh học cho khu vực.

Các cao nguyên và bình sơn nguyên của Tây Nguyên: phân bố ở những độ cao khác nhau từ 300 – 400 m đến trên 1.500 – 1.700 m, phân bố rộng khắp từ bắc vào nam như cao nguyên Kon Plong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh với độ cao trung bình 1.100 – 1.300 m; cao nguyên Kon Hà Nừng có bề mặt phân cắt mạnh, cao 700 – 1.000 m, thấp dần về phía nam còn 500 – 600 m; cao nguyên Pleiku có dạng vòm, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 750 – 800 m, nghiêng dần về phía nam; cao nguyên Buôn Mê Thuột có bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao ở phía bắc 800 m, giảm mạnh về phía nam con 400 m và về phía tây còn 300 m; cao nguyên M’Đrắk có bề mặt lượn sóng cao trung bình 500 m, thỉnh thoảng còn sót những đỉnh cao 1.000 m; cao nguyên Di Linh có dạng một thung lũng kéo dài theo phương đông – tây, cao từ 800 – 1.000 m; cao nguyên Đà Lạt là bề mặt san bằng cổ, ở phía bắc cao 1.600 m, giảm dần ở phía nam còn 1.400 m, có các đỉnh núi sót cao trên 2.000 m.

Cao nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao, thể hiện địa hình đồi núi đặc trưng của Tây NguyênCao nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao, thể hiện địa hình đồi núi đặc trưng của Tây Nguyên

Các miền trũng và đồng bằng: từ bắc vào nam gồm trũng núi Kon Tum chạy dọc theo sông Pô Kô khoảng 45 km bề mặt khá bằng phẳng; trũng An Khê là kiểu thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng (15 km) cao 400 – 500 m; bình sơn nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn có những chỏm núi sót, khá bằng phẳng, độ cao 140 – 300 m, thoải dần về phía tây; vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc nằm trùng với địa hào sông Ba, bề mặt khá bằng phẳng, chỉ có một ít đồi sót; trũng Krông Pắk – Lăk vốn là một thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lăk. Nhìn chung địa hình vùng có sự chia cắt và phân bậc mạnh nhưng nhìn chung phần cao nhất chiếm ưu thế ở phía bắc và phía đông, nghiêng dần về phía nam và phía tây. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện thủy văn khu vực, đặc biệt chế độ dòng chảy và khả năng giữ nước.

Một đặc điểm nổi bật của địa hình Tây Nguyên khác là sự phân bậc rõ rệt. Địa hình cao nhất tập trung ở phía bắc và phía đông, sau đó thấp dần về phía nam và phía tây. Sự phân bậc này ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn và khả năng giữ nước của khu vực.

Cùng với yếu tố địa chất, địa hình thì khí hậu cũng là yếu tố thành tạo cảnh quan của vùng. Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền khí hậu phía nam, khí hậu Tây Nguyên nổi lên một số yếu tố riêng biệt, quyết định bởi độ cao địa hình và tác dụng chắn gió của dãy Trường Sơn. Ở đây hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng được gọi là khá hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với những nét tiêu biểu như chế độ nhiệt có xu thế hạ thấp có tính quy luật nhiệt độ không khí theo độ cao địa hình. Khu vực có độ cao địa hình dưới 500 m như ở thung lũng sông Ba, Srêpôk, Krông Pắk, Sa Thầy… nhiệt độ trung bình trên 24°C, ở độ cao 500 – 800 m đạt 21 – 23°C, 800 – 1.000 m đạt 19 – 21°C, riêng các vùng cao trên 1.550 m (Đà Lạt…) đạt dưới 19°C. Chế độ mưa rất không đồng đều theo không gian và thời gian, mùa mưa lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 – 2.400 mm như ở Kon Tum, Gia Lai, Di Linh, đặc biệt tại Bảo Lộc (2.867 mm), lượng mưa 1.200 – 1.800 mm ở Đăk Lăk, Cheo Reo – Phú Túc, mùa khô tại bắc và trung Tây Nguyên chỉ đạt 1 – 2 mm/tháng còn phía nam lượng mưa đạt 10-50 mm/tháng.

Chế độ thuỷ văn của các sông, suối Tây Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Phần lớn sông suối của vùng là phần thượng lưu của những hệ thống sông chính chảy xuống các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sang Campuchia. Các sông suối ở Tây Nguyên tập trung trong ba hệ thống chính: hệ thống sông Ba, hệ thống sông Mê Kông (gồm hai hệ thống nhánh là Se San và Srêpốk), hệ thống sông Đồng Nai, địa phận tỉnh Lâm Đồng. Ở Tây Nguyên còn có hàng loạt hồ tự nhiên và nhân tạo có khả năng tích trữ hàng tỷ m3 nước, có tác dụng điều tiết dòng chảy, phục vụ các yêu cầu phát triển thủy lợi, thủy điện, cung cấp nước, cải thiện môi trường. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

Nhờ có những đặc điểm địa hình độc đáo, Tây Nguyên có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè. Địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.

Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng của vùng khá phong phú và đa dạng do chịu tác động tương hỗ giữa nhiều nhân tố tự nhiên khác cũng rất phức tạp, hình thành nên 9 nhóm đất chính gồm: Đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất xám, đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng, đất xói mòn trơ xỏi đá. Trong các nhóm kể trên phổ biến nhất là đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất đỏ vàng (đất feralit hay “đất đỏ”) là loại đất tiêu biểu của vùng có diện phân bố rộng (khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng), là sản phẩm phong hóa chủ yếu của bazan, thường phân bố ở độ cao dưới 1.000 m, tập trung ở các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, Di Linh, Đắk Nông, ngoài ra còn gặp lẻ tẻ ở Kon Hà Nừng, Kon Plong. Nhờ có độ phì nhiêu lớn, đất đỏ vàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên, đây là địa bàn canh tác chủ yếu các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè…) và cây thực phẩm. Đất đỏ vàng phát triển trên các đá macma axit chiếm diện tích rất rộng (trên 38% diện tích tự nhiên của Tây Nguyên) nhưng do phân bố trên các vùng núi cao, địa hình dốc, bị xói mòn mạnh, độ phì nhiêu thấp nên loại đất này chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nông nghiệp. Các loại đất khác chỉ phân bố trên từng vùng hẹp nên ít có ý nghĩa đối với nông nghiệp.

Đối với lớp phủ thực vật, cùng với điều kiện của các nhân tố thành tạo kể trên, với mỗi loại đất có thể có một hay một số kiểu thảm thực vật. Do tác động của quá trình nhân tác trong một thời gian dài, thảm thực vật nguyên sinh – kiểu rừng kín thường xanh vốn rất phong phú của vùng đã dần được thay thế bằng các thảm thực vật nhân tác, trảng cỏ và cây bụi thứ sinh.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *