Ai ở xa về … cõng Mị đi

Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút Tô Hoài vừa xa xăm, kì diệu, vừa thoang thoảng hương vị cổ tích, giới thiệu về Mị – một số phận với nhiều ẩn ức và bi kịch.

Hoàn cảnh gia đình Mị nghèo khó bởi món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ. Cha Mị vay nhà thống lí tiền cưới mẹ, mỗi năm đem nộp lãi một nương ngô nhưng đến khi cả hai qua đời vẫn chưa trả hết. Món nợ ấy như gông cùm trói buộc cuộc đời Mị.

Vẻ đẹp của Mị khiến bao chàng trai say đắm. Mị xinh đẹp, tài hoa, thổi sáo hay như thổi lá, trai đứng nhẵn vách đầu buồng Mị. Cô đã từng sống những ngày hạnh phúc trong tình yêu và tự do.

Khi nghe tin nhà thống lí muốn bắt về trừ nợ, Mị cầu xin cha: Nay con đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu. Mị không ham giàu sang, sẵn sàng lao động để trả nợ, để được sống trong tình yêu và hạnh phúc.

Mị là hình tượng đẹp của người thiếu nữ Tây Bắc, mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị, phóng khoáng. Cô xứng đáng được hưởng tự do, hạnh phúc.

Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ vì món nợ của cha mẹ và sự lừa gạt của gia đình thống lí. Mị sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị cũng thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mùa xuân của cuộc đời Mị, những ngày đầu thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc bị dập tắt bởi nỗi đau khổ, cay đắng.

Sáng hôm sau, Mị bị trói buộc bởi phong tục, thần quyền và cường quyền. tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa. Ba chiếc vòng kim cô như bùa chú giam hãm cuộc đời, tuổi thanh xuân và suy nghĩ của Mị.

Chỉ vì món nợ, Mị phải hi sinh tình yêu, cuộc đời từ tươi đẹp sang héo tàn, như bông hoa bị chà đạp phũ phàng.

Đoạn văn ngắn với nghệ thuật trần thuật linh hoạt, kể đan xen tả. Tô Hoài miêu tả thiên nhiên, sinh hoạt, phong tục tập quán chân thật, giải thích tính cách, tâm hồn nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm khái quát cuộc đời Mị với những bi kịch đau thương. Mị có tài năng, nhân phẩm tốt đẹp nhưng không được hưởng hạnh phúc. Qua đó, ta thấy được sự bạo tàn của cha con nhà thống lí Pá Tra, lợi dụng đồng tiền, thần quyền để bóc lột, hủy hoại cuộc đời người dân nghèo.

Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài: sử dụng ngôi kể thứ ba tạo tính khách quan, chân thực; người kể chuyện giấu mặt đứng ngoài quan sát biết hết mọi chuyện khiến câu chuyện sinh động, hấp dẫn.

Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm khiến lời kể lôi cuốn, hấp dẫn, trang đời của Mị dần dần được hé mở.

Tác giả sử dụng thủ pháp đối lập, đặt Mị trong sự tương phản với gia đình nhà thống lí Pá Tra; trong khát vọng hạnh phúc với hành động bạo tàn của thống lí để khắc họa bản chất tàn bạo của bọn thống trị miền núi và số phận bất hạnh của người lao động miền núi.

Không gian câu chuyện: Tây Bắc xa xôi, huyền bí; thời gian: đảo lộn không tuân theo trật tự tuyến tính cũng tạo nên sự hấp dẫn, kích thích trí tò mò từ người đọc. Qua nghệ thuật kể chuyện, Tô Hoài thể hiện ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của chuyện, làm nên “thương hiệu” của mình.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *