Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 1: Gia thế và dòng dõi
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc dưới triều Lê – Trịnh, quê gốc ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Dòng dõi khoa bảng của ông được dân gian truyền tụng qua câu ca:
Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan.
Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 2: Danh nhân văn hóa thế giới
Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Ông được ngưỡng mộ bởi tầm nhìn sâu rộng, “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và tấm lòng nhân ái bao la, “nghĩ suốt ngàn đời” (như lời Mộng Liên Đường chủ nhân ca ngợi).
Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 3: Hiện tượng văn học
Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà, đặc biệt là kiệt tác “Truyện Kiều”, đã đưa tên tuổi Nguyễn Du vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành một hiện tượng của văn học thế giới.
Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 4: So sánh với các đại văn hào thế giới
Nếu nước Nga tự hào về A. Puskin, nước Pháp vinh danh V. Hugo và H. Balzac… thì Việt Nam tự hào có Nguyễn Du – một đại thi hào dân tộc tầm cỡ thế giới. Ông sinh năm 1765 và mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nhưng lại cất tiếng khóc chào đời tại Thăng Long.
Tượng đài Nguyễn Du sừng sững giữa vùng đất Hà Tĩnh, biểu tượng cho một tài năng lớn của dân tộc.
Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 5: Tưởng nhớ Tố Như
“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?”
(Tố Hữu – Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Đã gần ba thế kỷ trôi qua, nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn đầy tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn vẹn nguyên giá trị. Tác phẩm của ông thể hiện những nỗi lòng u uất, những tâm trạng thổn thức đến bất an, đồng cảm sâu sắc với những kiếp người đau khổ.
Mở bài về Nguyễn Du – Mẫu 6: Cảm hứng từ thân phận người phụ nữ
Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc những hệ lụy của xã hội phong kiến, đặc biệt là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Dù xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi, vị trí của người phụ nữ dần được coi trọng, nhưng trong xã hội xưa, họ lại bị vùi dập, chà đạp với số phận lênh đênh, nhỏ bé. Chính điều này đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều”, kể về cuộc đời đầy truân chuyên của một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế.