200 Bài Tập Tự Luận Vật Lý 8 (Kèm Đáp Án Chi Tiết)

Tuyển tập 200 Bài Tập Tự Luận Vật Lý 8 được biên soạn kỹ lưỡng, bao gồm các dạng bài tập thường gặp trong chương trình Vật lý lớp 8, giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả. Các bài tập được chọn lọc từ nhiều nguồn, bám sát chương trình sách giáo khoa mới nhất, có đáp án chi tiết và hướng dẫn giải cụ thể.

Tổng Hợp Đề Thi Vật Lý 8

Tổng hợp các đề thi Vật lý 8 học kì 1 và học kì 2, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài.

Hình ảnh minh họa một đề thi Vật lý 8, cho thấy bố cục và các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận thường gặp.

Bài Tập Tự Luận Vật Lý 8 (Có Lời Giải)

Đề thi Giữa học kì 1 – Năm 2025

Câu 1: (3 điểm)

a. Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 1 kg với tỉ lệ xích tùy ý.

b. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau:

Hình ảnh minh họa các loại lực tác dụng lên một vật, cần xác định phương, chiều và độ lớn.

Câu 2: ( 2 điểm) Điền vào chỗ trống để đổi được đúng đơn vị:

a) 15 m/s = …… km/h

b) 72km/h = ….. m/s

Câu 3: (2 điểm)

a) Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu?

b) Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Tàu hoả: 54km/h

(2) Chim đại bàng: 24m/s

(3) Cá bơi: 6000cm/phút

(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: 108000km/h

Đáp án

PHẦN Nội dung đáp án Điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Chọn đáp án D Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt. Câu 2. Chọn đáp án A Công thức tính áp suất: Câu 3. Chọn đáp án B Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là chuyển động cong. Câu 4. Chọn đáp án A Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên => làm tăng vận tốc => ta cần làm tăng chuyển động của vật => cần tác dụng lực cùng phương cùng chiều với vận tốc. Câu 5. Chọn đáp án D 15 m/s = 15 . 3,6 = 54 km/h. Câu 6. Chọn đáp án C Đơn vị của lực là N Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) a) Biểu diễn đúng và đủ các kí hiệu của hình. + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống + Độ lớn: 300 N dài 2cm, 1 cm ứng với 150N b) – Có 2 lực tác dụng lên vật: trọng lực và lực kéo. + Trọng lực: phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, điểm đặt tại tâm vật và có độ lớn 500N. + Lực kéo: Có phương hợp với phương ngang 1 góc 450, chiều từ dưới lên trên, từ trái sang phải, điểm đặt tại tâm vật và có độ lớn 1000N. 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 2 (2 điểm) a) 15m/s = 54 km/h b) 72km/h = 20 m/s 1 điểm 1 điểm
Câu 3 (2 điểm) a) Ta có: t = 20 phút = 20.60 = 1200s b) Ta có: + Vận tốc của tàu hoả: + Vận tốc của chim đại bàng: v2 = 24m/s + Vận tốc bơi của con cá: (đổi cm sang m và phút sang giây) + Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: => Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: v3, v1, v2, v4 hay (3), (1), (2), (4) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Đề thi Học kì 1 – Năm 2025

Câu 7: (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.

a/ Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?

b/ Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.

Câu 8: (1,0 điểm) Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ácsimét lớn hơn? Vì sao?

Câu 9: (3,5 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.

a) Tìm thể tích của vật.

b) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

c) Nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật đó chìm hay nổi? Tại sao? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m3.

Đề thi Giữa học kì 2 – Năm 2025

Câu 11: Ta có thể có các cách nào để nhiệt năng của một vật tăng lên?

Câu 12: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo.

Câu 13: Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn, vì sao?

Đề thi Học kì 2 – Năm 2025

Câu 11: Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

Câu 12: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng, cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất. Vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên.

Câu 13: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nưóc từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm 880J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu hoả ta thu được nhiệt lượng 46.106J.

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của các chất khác nhau khi nhận cùng một nhiệt lượng, minh họa khái niệm nhiệt dung riêng.

Công thức tính nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra của một vật trong quá trình truyền nhiệt.

Hình ảnh so sánh nhiệt độ và nhiệt dung riêng của các chất khác nhau trong bài toán truyền nhiệt.

Bộ 200 bài tập tự luận Vật lý 8 này sẽ là tài liệu hữu ích cho học sinh trong quá trình ôn luyện và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Chúc các em học tốt!

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *