Cô gái ngồi thiền trong không gian tối giản, thể hiện sự tập trung và tĩnh lặng để vượt qua sự trì hoãn.
Cô gái ngồi thiền trong không gian tối giản, thể hiện sự tập trung và tĩnh lặng để vượt qua sự trì hoãn.

Để Vượt Qua Thói Quen Lười Biếng, Bạn Phải Học Cách Làm Chủ Nó Thay Vì Để Nó Làm Chủ Bạn

Sau những nỗ lực để thay đổi bản thân, không ít người gặp phải tình trạng “dục tốc bất đạt”. Thực tế, để đạt được hiệu quả bền vững, bạn cần hiểu rõ động lực thúc đẩy hành động của mình.

Tại Sao Nên Luôn Bắt Đầu Với Câu Hỏi “Tại Sao?”

Phần lớn mọi người không bắt đầu với câu hỏi “Tại sao?”, hoặc nếu có, nó cũng không thực sự mạnh mẽ, rõ ràng, và chi tiết.

Đó là lý do tại sao ta bỏ cuộc một cách dễ dàng khi gặp khó khăn.
Đó là lý do tại sao ta đọc rất nhiều tài liệu, tham khảo rất nhiều người, có rất nhiều ý tưởng thay đổi cuộc sống trong đầu nhưng luôn trì hoãn hành động hoặc có bắt đầu hành động cũng thường chỉ nửa vời, không tới nơi tới chốn.
Đó là lý do tại sao ta cảm thấy khó có thể giải thích với người thân về ý tưởng của mình, về việc mình đang làm và truyền cảm hứng để họ ủng hộ và làm theo.

Để có thể thành công, với bất kỳ phương pháp, kế hoạch, dự án, ước mơ nào, trước hết ta cần bắt đầu bằng việc trả lời cặn kẽ câu hỏi: “Tại sao?” Khi khởi đầu làm một việc gì đó, ai cũng có suy nghĩ chung chung rằng làm được điều này thì sẽ tốt, nhưng chỉ như thế thôi thì chưa đủ. Một cảm giác tốt chung chung chỉ có thể đưa ta tới điểm khởi đẩu ở giai đoạn ý tưởng (đây cũng là lúc mọi người thường đọc, tìm hiểu, hỏi han về cơ hội, phương pháp, cách làm…) nhưng để đi từ ý tưởng đến thực tế hành động và vượt lên khó khăn, rào cản để theo đuổi ý tưởng đó lại là một khoảng cách rất xa. Nếu không có một (hoặc vài) cái “Tại sao?” rõ ràng, ta sẽ không có đủ động lực để bắt tay vào hành động. Rồi sau một thời gian thực hiện kế hoạch, khó khăn đổ dồn, háo hức ban đầu nguội dần, ta sẽ bắt đầu nghi ngờ khả năng của bản thân, đặt dấu chấm hỏi vào phương pháp, nghĩ mình không thể làm được như người này người kia, và dần buông xuôi, từ bỏ mục tiêu ban đầu của mình.

Bởi vậy, trước khi bắt tay vào làm bất kỳ điều gì, hãy làm rõ với bản thân ít nhất 3-5 lý do tại sao mình muốn làm điều đó. Tôi thường khuyên mọi người viết ra giấy rồi chụp ảnh lại hoặc viết trên điện thoại để tiện lưu trữ và xem lại thường xuyên. Những lý do này có thể chỉ xoay quanh bản thân mình, cũng có thể liên quan đến người khác, có thể tập trung vào hiện tại, tương lai, nhưng cũng có thể liên hệ với quá khứ…Điều quan trọng hơn cả là lý do cần phải chi tiết, rõ ràng, mạnh mẽ, và đặc biệt thành thật với chính mình.

Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của nó. Lười biếng không phải là một khuyết điểm cố hữu, mà thường là dấu hiệu của sự thiếu động lực, mục tiêu không rõ ràng, hoặc sự sợ hãi thất bại. Khi bạn xác định được lý do “tại sao” bạn muốn thay đổi, bạn sẽ có thêm sức mạnh để đối mặt với những khó khăn trên con đường chinh phục bản thân.

[Cô gái ngồi thiền trong không gian tối giản, thể hiện sự tập trung và tĩnh lặng để vượt qua sự trì hoãn.Cô gái ngồi thiền trong không gian tối giản, thể hiện sự tập trung và tĩnh lặng để vượt qua sự trì hoãn.]

Như Thế Nào Thì Gọi Là Một “Tại Sao Mạnh Mẽ” (a strong why)

Hãy cùng bóc tách một số ví dụ liên quan đến câu hỏi “Tại sao?”:

Rất nhiều bạn đọc tìm đến The Present Writer vì blog truyền cảm hứng và chỉ cho bạn phương pháp tối giản hóa cuộc sống. Nhưng tại sao bạn lại muốn sống với ít hơn (live with less)? Có phải vì lối sống tối giản là trào lưu đang “hot” hiện nay? Có phải vì bạn hâm mộ những người có phong cách thanh lịch, đơn giản? Đa phần những người tôi biết, lý do ban đầu để tối giản chỉ xoay quanh việc bỏ bớt đồ đạc. Mọi người muốn có một không gian sống gọn gàng hơn, sạch sẽ hơn, trước là để cho mình, và sau là để mỗi lần có khách đến nhà không phải ngại ngùng giấu diếm đồ đạc, rồi giải thích vì lý do này kia mà nhà cửa mình bề bộn. Đây là một khởi đầu tốt! Trong “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”, tôi cũng khuyên bạn đọc nên bắt đầu tối giản từ đồ đạc, vì chúng là những vật dụng hữu hình, dễ bắt tay vào giải quyết nhất và cho ra tác dụng tích cực gần như lập tức sau khi dọn dẹp. Nhưng khởi đầu đó chưa đủ để theo đuổi lối sống này lâu dài. Tại sao? Bởi vì vật chất chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống con người và chúng luôn luôn thay đổi, có thể bạn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hôm nay nhưng ngày mai lại bừa bãi ra ngay vì chưa có thói quen để đồ đúng chỗ, chồng con bày bừa ra, nhà có khách bận rộn… Bởi vậy, nếu không có những lý do khác nằm ở những mặt khác của cuộc sống, có tính ổn định cao hơn và tác động lâu dài hơn, ta sẽ khó có thể duy trì động lực ban đầu để theo đuổi lối sống tối giản. Vậy những lý do khác đó có thể là gì? Nó có thể là cảm giác thư giãn, thoải mái hơn khi sống trong căn nhà của mình; có thể là sự tập trung công việc tốt hơn khi làm ở nhà mà không bị bao quanh bởi đồ đạc; có thể là dạy cho con của mình, cho người thân của mình một cách sống khác đi, văn minh hơn, không bị gò bó bởi vật chất; có thể là chuyển tư duy của mình từ lộn xộn đến rõ ràng, tạo điều kiện hướng tới những mối quan hệ tích cực, những dự định mới mang lại nhiều thành công hơn… Dù lý do của bạn có là gì, hãy cố gắng hình dung ra rõ ràng nhất, ghi chép lại, và thường xuyên ngẫm nghĩ về nó, nhất là những khi động lực và hào hứng ban đầu có dấu hiệu giảm nhiệt.

Nếu ngay bây giờ bạn hỏi 100 người bất kỳ rằng liệu họ có muốn tự chủ tài chính không, câu trả lời 100% hẳn nhiên là “có”, thậm chí, nhiều người còn muốn trở thành đại gia, thành triệu phú đô-la, tiền tỉ. Tất nhiên, có ai lại chê tiền cơ chứ? Nhưng có bao nhiêu người trong số đó có những lý do đủ mạnh để bắt tay vào tiết kiệm tiền, đầu tư, làm thêm tăng thu nhập, lăn xả vào thị trường, ngừng ăn bám bố mẹ/người thân để tự lập? Đối với đại đa số mọi người, lý do mong muốn tự chủ tài chính đơn giản là để có một cuộc sống thoải mái hơn—để tiêu tiền không phải nghĩ, để mua sắm thả ga, để có thể du lịch trải nghiệm bất cứ nơi đâu mình muốn, để có nhà, có xe bằng bạn bè, để gia đình mình sung túc hơn… Tất cả những lý do này đều chính đáng, nhưng nó đều chỉ ở mức bình thường, ngắn hạn. Những người từng vượt qua khó khăn, gian khổ để giành được sự tự chủ về tài chính mà tôi biết, họ đều có những lý do vượt trội, rõ ràng, và đặc biệt lâu dài. Những người đang mắc nợ, họ rất nghiêm túc khi nghĩ về việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ của mình, họ tích góp từng đồng tiền nhỏ nhất dư ra được hàng tháng vào trả nợ, họ có một kế hoạch rõ ràng về những gì muốn làm một khi đã trả dứt nợ—những kế hoạch này khiến họ có động lực mạnh mẽ hơn để tạo ra những thay đổi nhỏ hàng ngày. Những người trước nay chưa quản lý tốt đồng tiền mình làm ra và giờ muốn nghiêm túc thay đổi thói quen này, họ thường nghĩ đến tương lai của mình, của vợ/chồng/con mình, của cha mẹ mình sẽ tốt hơn như thế nào nếu không còn khoản nợ. Họ tính toán rằng nếu ngày hôm nay, 1 triệu đồng mình định bỏ ra mua một cái áo chưa chắc đã mặc chuyển thành 1 triệu tiền tích kiệm, 1 triệu tiền đầu tư sinh lãi, hay 1 triệu tiền bảo hiểm phòng trường hợp bất trắc sau này… cuộc sống của mình trong tương lai sẽ thay đổi ra sao? Tất cả đều xoay quanh 1 triệu đồng nhỏ bé và lý do tại sao mình muốn quản lý tiền tốt hơn.

Phải tới hơn nửa số người gọi đến chương trình radio tư vấn tài chính của Dave Ramsey phàn nàn rằng vợ/chồng mình không đồng hành, quyết tâm quản lý tiền bạc như ý mình muốn. (Và sự thật là cũng xấp xỉ con số đó bạn đọc The Present Writer, chủ yếu là nữ, cũng nhắn tin riêng hỏi tôi cách nào để lôi kéo chồng mình cùng tham gia công cuộc tối giản hóa cuộc sống, tiết kiệm tiền). Đối với những trường hợp này, Dave luôn bắt đầu bằng cách tìm hiểu xem người gọi xin tư vấn đã trình bày ý tưởng về quản lý tiền với bạn đời của mình như thế nào. Gần như trong 99% các trường hợp, họ đều chỉ tập trung vào việc “làm như thế nào” (how) chứ không phải “tại sao” (why). Ai cũng có thể vanh vách chỉ cho vợ/chồng mình: “Anh/em phải làm thế này…thế kia… để giảm bớt chi tiêu đi”, hay thậm chí chỉ trích, “Tiền anh/em mang về như thế mà sao nhà mình cuối tháng chỉ còn từng này. Lỗi tại ai? Phải thay đổi ngay!” Nhưng trên thực tế, những lời như vậy rất khó lọt tai, thậm chí còn làm phản tác dụng, khiến đối phương trở nên cứng đầu, bất hợp tác hơn. Thay vào đó, Dave luôn khuyên mọi người bắt đầu bằng câu hỏi “tại sao”: dành một buổi tối yên ắng sau khi ăn cơm xong, con cái lên giường đi ngủ, vợ chồng tắt tivi đi rồi ngồi xuống nói chuyện nghiêm túc với nhau; bạn trình bày tại sao việc quản lý tài chính lại quan trọng đối với mình, với vợ/chồng, với gia đình mình, tại sao bạn mong muốn vợ/chồng mình cùng tham gia, nó có tác động tốt như thế nào tới tương lai của cả hai, tại sao cần phải hy sinh một số thứ trong hiện tại để tương lai được ổn định hơn… Với một cuộc nói chuyện chân thành, thẳng thẳn, cởi mở, không quy kết, buộc tội nhau như thế, mọi người sẽ dễ mở lòng tiếp nhận phương pháp thay đổi tình trạng tài chính dễ dàng hơn.

Tương tự như vậy, trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng muốn cải thiện quan hệ tình cảm của mình. Nhưng tại sao? Chỉ để có mối quan hệ tốt hơn với vợ/chồng, bạn gái/bạn trai của mình thôi ư? Không. Nếu chỉ có vậy, chẳng mấy ai có động lực lớn để làm mới tình cảm hàng ngày, nhất là khi cuộc sống bộn bề, phân tán, khó khăn cả. Mặc dù yêu thương là một khái niệm mộng mơ, trừu tượng, lý do bên nhau vẫn có thể rõ ràng: ta muốn cải thiện tình cảm của mình để yêu và để được yêu, để tiến gần hơn nữa với những người ta muốn ở bên cạnh, để thức dậy mỗi sáng với một nụ cười trên môi, để có thể tin tưởng bước tiếp hành trình dài phía trước với một ai đó đáng để dựa vào…

Khi đã có một “tại sao mạnh mẽ”, ta có thể đi rất, rất xa.

Thay Đổi Thói Quen Từng Bước Nhỏ

Để thay đổi thói quen lười biếng, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất. Thay vì đặt ra mục tiêu quá lớn và khó thực hiện, hãy chia nhỏ chúng thành những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng hoàn thành. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu tập thể dục mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ 15 phút mỗi ngày.

Xây Dựng Môi Trường Hỗ Trợ

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng lớn đến thói quen của bạn. Để vượt qua lười biếng, hãy tạo ra một môi trường hỗ trợ cho sự thay đổi. Điều này có thể bao gồm việc dọn dẹp không gian làm việc, loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng, hoặc tìm kiếm những người bạn có cùng mục tiêu để cùng nhau động viên và hỗ trợ.

Tự Thưởng Cho Bản Thân

Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ, dù nhỏ đến đâu, hãy tự thưởng cho bản thân. Phần thưởng không cần phải vật chất, mà có thể là một khoảng thời gian thư giãn, một buổi trò chuyện với bạn bè, hoặc đơn giản là một lời khen ngợi bản thân. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục cố gắng.

Luôn Nhớ Đến Mục Tiêu

Cuối cùng, hãy luôn nhớ đến mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Khi bạn cảm thấy lười biếng, hãy nhắc nhở bản thân về những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi vượt qua sự lười biếng đó. Hãy hình dung về một tương lai tươi sáng hơn, nơi bạn đã đạt được những thành công mà bạn mong muốn.

Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. Hãy bắt đầu bằng việc tìm ra lý do “tại sao” bạn muốn thay đổi, sau đó thực hiện những bước nhỏ, xây dựng môi trường hỗ trợ, tự thưởng cho bản thân, và luôn nhớ đến mục tiêu của mình. Với sự kiên trì và nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể chiến thắng sự lười biếng và đạt được những thành công mà bạn mong muốn.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *