(1) Đặc trưng của toàn cầu hoá là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại.
Phân loại: Câu đơn
(2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản.
Phân loại: Câu đơn
(3) Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hóa giao thoa sẽ dần hòa lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Phân loại: Câu ghép
(4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc.
Phân loại: Câu ghép
b. Nhận xét: Việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) một cách hợp lý đã góp phần làm cho đoạn văn trên thêm mạch lạc, rõ ràng, logic, sinh động và có sức thuyết phục cao.
Cách 2a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn văn:
(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại.
=> Câu đơn
(2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản.
=> Câu đơn
(3) Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc trưng của dân tộc mình.
=> Câu ghép
(4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc.
=> Câu ghép
b. Tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.
-
Câu đơn: diễn tả ý đơn giản, tập trung truyền đạt một ý chính, giúp người đọc hoặc người nghe nắm bắt thông tin nhanh chóng.
-
Câu ghép: chứa nhiều ý, mối quan hệ phức tạp hơn, phù hợp để truyền đạt thông tin chi tiết và liên quan.